Các ngôi sao thường không chạy theo tất cả các tin đồn thất thiệt vì chúng quá nhiều. Vì thế, khi một ngôi sao lên tiếng, đó là vì họ đã không còn chịu đựng thêm được nữa.
Tình trạng thông tin giải trí hỗn loạn khiến người ta tưởng rằng tin đồn tiêu cực chỉ giúp các ngôi sao nổi tiếng hơn. Nhưng nếu vậy, Chương Tử Di, Tom Cruise hay George Clooney đã không quyết liệt phản ứng để lấy lại danh dự.
Tôi lại không được cười một cách giải trí như vậy khi nghe các em bé thi The Voice Kids Việt Nam cất lên não nuột những Đá trông chồng, Còn tuổi nào cho em, hay gắng gượng Tự nguyện, Dậy mà đi, Đất nước lời ru, Độc huyền cầm… Chúng ta đâu có thiếu bài hát cho mọi dịp và mọi lứa tuổi, sao cứ phải dùng lộn tiệm hoặc vay mượn một cách vất vả như vậy?
Trào lưu Ice Bucket challenge “dội nước đá” làm mưa làm gió trên các trang mạng xã hội đang dần lắng xuống, giới trẻ Việt Nam lại rộ lên trào lưu Book Bucket Challenge (thách thức kể tên sách).
Nhìn quanh châu Á, có thể rút ra quy luật: cứ nhà làm phim nào được các LHP phương Tây ưa chuộng thì y như rằng phim của họ đều chứa đựng các yếu tố bạo lực, tình dục, đồng tính, mặt trái xã hội. Có thể kể đến Xích lô của Trần Anh Hùng, Sắc giới của Lý An hay các phim của Kim Ki Duk.
Đọc thông tin trên một tờ báo điện tử “Phim Đập cánh giữa không trung phải cắt một số cảnh “nóng” mới được đi Liên hoan phim (LHP) Vernice”, mà trước đó, Bi, đừng sợ! cũng phải làm điều tương tự rồi mới được phép phát hành tại Việt Nam, một vài khán giả đặt câu hỏi: Tại sao cứ phải có cảnh nóng, chẳng lẽ những nhà làm phim Việt Nam không còn gì khác để giới thiệu đến thế giới?