Khác với tiến trình quốc tế hóa, tiến trình hiện đại hóa luôn đòi hỏi kiểm điểm lại tất cả những nguồn lực truyền thống, nhìn nhận lại toàn bộ những kinh nghiệm quá khứ, trên cơ sở ấy cụ thể hóa truyền thống thành những bài học mới, những giá trị sống trong sinh hoạt thường nhật của mọi tầng lớp xã hội trên phạm vi toàn quốc gia. Đó chính là xuất phát điểm để nhìn nhận và thực hiện việc dạy tiếng Việt trong đó có mảng từ Việt Hán hiện nay.
Tâm điểm thời sự tháng 3 là các vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện nhiều nơi tại Việt Nam gây phẫn nộ trong cộng đồng. Người Đô Thị có cuộc trò chuyện với chị Nguyễn Thị Xuân Hường - đồng sáng lập, phụ trách dự án Lớn Lên An Toàn - chương trình truyền thông giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em từng nhận được tài trợ của Đại sứ quán Mỹ từ giữa 2016 - về vấn đề trên và những hoạt động thầm lặng của dự án phi lợi nhuận này.
Một chiến dịch toàn cầu mang tên Peace Is Possible (PIP) của Liên đoàn Lãnh đạo và doanh nhân trẻ thế giới (JCI) vừa được ra mắt tại Việt Nam vào sáng ngày 29.3, tại TP.HCM.
Trong từ điển cũng như đời sống bây giờ, từ “bẫn” không còn nữa, thành tử ngữ, nếu có ai nhớ, nó cũng chỉ như một thứ ký ức buồn.
Thấy những người bán hàng rong trên vỉa hè thường bị cơ quan chức năng đuổi, ông Năm Hấp (quận Tân Phú, TP.HCM) bèn bỏ đất, làm sạp để họ có chỗ bán buôn ổn định.
Hơn 50 năm chờ đợi, từng hóa điên vì tưởng chồng mất trong chiến tranh, đến khi gặp lại người cũ đã có vợ con yên ấm. Dòng nước mắt đã cạn khô nhưng sau cùng, thay vì oán giận, cụ Xuân lại giữ cho riêng mình những hồi ức đẹp về cuộc tình không trọn vẹn.