Rất quen, bởi đó không chỉ là tên một ngôi chợ, một ngã ba đường - cả hai đều mang tên “Ông Tạ” - mà cả khu vực rộng lớn quanh đó cũng mang tên “khu Ông Tạ” đã ăn sâu vào tiềm thức bao thế hệ người Sài Gòn.
Đừng để cuốn vào những cơn lốc mê muội, theo đuổi những lợi ích nhóm nhỏ nhoi và thiển cận để tiếp tục lạc lối trong những đô thị “mê cung
Bà dì của tôi sống nhiều năm ở Mỹ, cứ mỗi khi gọi điện thoại về nói chuyện quê nhà, vẫn thường hỏi những câu chừng như vô nghĩa: “Chỗ đó giờ sao rồi?”, “Chỗ bán hàng đó còn không?”. Bà dì đi định cư đã gần 30 năm. Ấy vậy mà trong ký ức của bà, mọi thứ như cứ y nguyên, đứng sững lại như một tấm ảnh không phai màu, con người và sự vật không chịu tác động gì về thời gian cả.
Cứ nhớ về Đà Nẵng là tôi lại nhớ sông Hàn, có lẽ bởi trên con đường ven sông đó, tôi đã đi lại không biết bao nhiêu lần, và hình ảnh con sông đã làm tổ trong trái tim tôi, sinh sôi nảy nở rồi cất tiếng, y hệt tiếng cu cườm những buổi trưa hè, vừa thân thiết êm đềm vừa vọng vang một nỗi thổn thức rất dịu dàng.
Hà Nội, Đà Lạt, Sài Gòn hay Hội An đều không cần phải dừng lại trong thời gian để giữ gìn căn tính và ký ức. Nhưng nếu những thành phố này tiến về phía trước, thì “hãy để tình yêu dẫn lối”.
Cà phê là câu chuyện dài muôn thuở, là dòng sông chở theo hình ảnh thời đại sống của mỗi thế hệ Sài Gòn. Nó không chỉ là cái tách nhỏ chứa thứ “nước thánh” mang màu của đêm mà còn là chiếc gương phản chiếu…