Những vụ việc kiểu như công dân được “mời” hay bị “áp giải” đến cơ quan công an, cơ quan điều tra, sau đó bị chết hoặc “nhìn không ra người” đặt ra những câu hỏi: Cơ quan công an - công dân đang/bị hành xử theo luật lệ, quy trình nào và ai có thể giám sát hành vi nhân danh công vụ trên của những người thi hành công vụ?
Trong một thời gian ngắn, biết bao chuyện kinh hoàng của ngành y tế đã diễn ra: tráo mắt; gian lận phim đối với bệnh nhân chấn thương chỉnh hình; nhân bản vô tính mẫu xét nghiệm; tiêm ngừa làm chết oan những trẻ sơ sinh vô tội; tắc trách gây chết những sản phụ … Và đỉnh điểm của sự tàn nhẫn khi bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường giải phẫu làm chết rồi vứt xác thân chủ của mình xuống sông để phi tang.
Vẫn có thể có những chính sách khác tốt hơn để xe máy được thay thế dần dần thay vì cấm lưu thông hẳn trong đô thị. Như vậy, chúng ta cũng không phải dồn ngân sách quá nhiều và quá gấp gáp để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng cho một hệ thống giao thông “không xe máy”.
Thực ra, có thông báo hay không và có xả nước trong phạm vi hạn mức quy định hay không, doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về hậu quả thiệt hại xảy ra cho người dân. Đơn giản, giới hạn xả nước theo luật định không phải là giới hạn của sự cho phép.