Nhìn từ bên ngoài, phần mái còn khiến ta liên tưởng đến những khu phố cổ ở Nhật, Hàn Quốc hay Việt Nam. Với cảnh quan tự nhiên bao gồm đất ngập nước, rừng cây và đầm lầy, Google có kế hoạch khôi phục môi trường sống tự nhiên nơi đây.
Khuôn viên mới nhất của Google gồm 2 tòa nhà văn phòng cùng với một trung tâm tổ chức sự kiện và 240 phòng cho nhân viên lưu trú ngắn hạn. Phần mái được bao phủ bởi 50.000 tấm pin năng lượng được uốn cong theo mái vòm và có thể tạo ra công suất điện gần 7 MW (megawatt).
Phần mái được bao phủ một lớp pin mặt trời.
Với thiết kế không gian mở, tất cả các hoạt động nhóm và độc lập đều được tổ chức bên dưới phần mái khổng lồ. Không sử dụng tường để ngăn chia, thay vào đó là kính và vách ngăn. Rèm cửa được tự động điều chỉnh đóng mở để duy trì chất lượng ánh sáng suốt cả ngày.
“Từ trước đến giờ, chưa có một câu hỏi cơ bản nào về không gian làm việc có quy mô lớn như vậy. Phương pháp của chúng tôi là tập trung vào cảm xúc của nhân viên và trí tưởng tượng của họ để tạo ra một bầu không khí làm việc hoàn toàn khác”, Thomas Heatherwick chia sẻ.
Để giúp thực hiện cam kết sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo vào năm 2030, hệ thống pin mặt trời và các trang trại gió gần đó dự kiến sẽ cung cấp năng lượng đến 90% thời gian trong ngày. Riêng phần mái pin mặt trời tạo ra khoảng 40% nhu cầu.
Theo Google, dự án dự kiến sẽ đạt chứng chỉ LEED-NC v4 Bạch Kim, đồng thời trở thành công trình lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại đạt được Chứng nhận International Living Future Institute LBC Water Petal – một chứng chỉ liên quan đến việc tái sử dụng nước thải và nước mưa.
Hoàng Anh dịch