Đây là kết quả phân tích từ Báo cáo chất lượng không khí vào quý I năm 2017 tại Hà Nội và TP.HCM, do Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) vừa phát hành.
Bản báo cáo này dựa trên những dữ liệu sẵn có của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội và Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM. Báo cáo cũng là một hoạt động thường xuyên của GreenID trong việc giám sát chất lượng không khí ở Việt Nam.
Kết quả phân tích cho thấy, chất lượng không khí quý I ở Hà Nội có cải thiện so với cùng kỳ năm ngoái, với chỉ số AQI trung bình trong quý I năm 2017 là 123 (so với AQI trung bình quý I năm 2016 là 144).
Tuy nhiên, số ngày chất lượng không khí mức “rất có hại cho sức khỏe” ở Hà Nội lại gia tăng, chiếm hơn 50%.
Trong 3 tháng đầu năm 2017 tại Hà Nội có 37 ngày nồng độ PM 2.5 trong 24 giờ cao hơn so với giới hạn Quy chuẩn Quốc gia (50 μg/m3), và 78 ngày vượt quá giới hạn theo Hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 25 μg/m3.
Ở TP.HCM, chất lượng không khí quý I năm 2017 có xu hướng xấu đi so với cùng kỳ năm 2016, với chỉ số AQI trung bình 101 (so với AQI trung bình quý I năm 2016 là 86).
Trong 3 tháng đầu năm 2017 tại TP.HCM có 6 ngày nồng độ PM 2.5 vượt quá Quy chuẩn Quốc gia, và 78 ngày cao hơn so với tiêu chuẩn của WHO.
Tuy nhiên cho đến nay, ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang ở mức nghiêm trọng hơn so với ở TP.HCM.
PM 10, PM 2,5 là các loại bụi mịn có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 và 10 micron. Bụi có kích thước càng nhỏ càng nguy hiểm.
Thông cáo của Cục Nghiên cứu ung thư quốc tế IARC (trực thuộc WHO) đã xếp loại khí thải từ động cơ diesel (gồm NOx, SOx, bụi lơ lửng, bụi mịn,...) đứng đầu trong các tác nhân sinh ung thư, tức là nhóm “chắc chắn gây ung thư” - đặc biệt là ung thư phổi (và ung thư bàng quang ở mức độ yếu hơn).
Theo các chuyên gia, khẩu trang chỉ chận được bụi thô, trong khi theo Cơ quan Bảo vệ môi sinh Mỹ (EPA), khoảng cách phát tán của bụi mịn PM10 là khoảng 10km, còn với PM2,5 thì lên tới hàng ngàn cây số, xuyên biên giới.
Nguồn: GreenID
Thời gian qua, nhiều chuyên gia đã đề xuất Việt Nam cần ban hành đạo luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, nhằm có cơ sở kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí đang gia tăng
Lê Quỳnh
» Ô nhiễm không khí tại Hà Nội dựa trên chỉ số của bụi mịn
» 90% dân số thế giới hít thở không khí ô nhiễm
» Formosa sắp vận hành thử 6 ống khói: Lo ngại ô nhiễm bao trùm khu vực
» Xe máy phải kiểm định khí thải với phí 100.000- 150.000 đồng
» Ô nhiễm không khí là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đột quỵ
» Bài 2: Nhiệt điện Vĩnh Tân: Nguy hại chồng lỗ hổng pháp lý
» Bài 1: Nhiệt điện Vĩnh Tân: “Vành khăn tang” môi trường
» 'Người Việt không thể có hệ miễn dịch hơn 5 lần công dân nước khác'
» Từ cá chết Vũng Áng đến Formosa: Nhìn lại quy hoạch môi trường
» Để không bị 'trả giá' bởi nhiệt điện than, cần ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo