Với sự tham gia của các chuyên gia, tác giả, cây bút: Nguyên Ngọc, Đoàn Khắc Xuyên, Nguyễn Hàng Tình, Trần Lê Quỳnh, Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Trương Quý, Hiền Trang, Lê Quân, Bung Trần, Nguyễn Thị Hậu, Phúc Tiến, Nguyễn An Nam, Quốc Ngọc, Thúy Hà, TS. Nguyễn Ngọc Huy, TS. Võ Duy Nghi, ThS. Nguyễn Hữu Thiện, đạo diễn Cao Trung Hiếu, Trâm Anh, Huỳnh Trọng Khang, Khiếu Thị Hoài, Minh Anh, Người Già Chuyện, Nguyễn Hoàng, Thiên An, Vũ Nguyễn, Hữu Đức, Anh Tuấn…
>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010
>> Danh sách các đại lý, sạp báo bán Tạp chí Người Đô Thị
CÂU CHUYỆN ẢNH BÌA
Sau 3 năm liền mưa nhiều vì hiện tượng La Nina, như là quy luật cân bằng, El Nino đang quay trở lại và sẽ khiến Việt Nam sớm thiếu hụt nguồn nước. Chuyên gia khí hậu Nguyễn Ngọc Huy dự báo khả năng cao El Nino sẽ bắt đầu trong khoảng tháng 6 và tháng 7.2023. Khi sông, hồ, đập cạn dòng thì cuộc sống của những “du ngư” trên các nhà bè sẽ đầy thách thức.
“Họ là những người lưu lạc, sống đời lưu lạc mãi thế, và chỉ bằng nghề duy nhất là đánh cá. Họ là những công dân không bao giờ có đất đai, rẫy vườn, không bao giờ nghĩ đến nhà trên đất. Họ chỉ sống cho xong một kiếp người…”
Bút ký: Nguyễn Hàng Tình - Ảnh: Vũ Nguyễn
Nhà văn Nguyên Ngọc: “Phan Đình Diệu đã sống một cuộc đời rất đàng hoàng” (Lê Quân). Nhà văn lão thành Nguyên Ngọc nói về người bạn lớn của mình, cũng là người từng đồng hành cùng ông trong suốt một nhiệm kỳ làm Đại biểu Quốc hội (khoá VI): GS. Phan Đình Diệu, nhân kỷ niệm 5 năm ngày mất (13.5.2018) và 87 năm ngày sinh (12.6.1936) của nhà toán học, nhà khoa học máy tính nổi tiếng…
Ông bộ trưởng đi tìm giá trị đa dụng của rừng (Bung Trần). Câu chuyện bắt đầu từ cuộc điện thoại giữa bộ trưởng và bà Nguyễn Thế Thanh, thành viên hội đồng biên tập Người Đô Thị để hỏi thăm bài viết Lê Hoàng Thế - Người mở đường tận tụy. Xong, bộ trưởng gọi điện cho tiến sĩ Thế, nói vài câu thì hóa ra là hai người vừa đồng hương Cao Lãnh - Đồng Tháp. Vậy là họ hẹn nhau ở Cao Lãnh để cùng đi xem mô hình trồng nấm linh chi dưới tán rừng...
El Nino 2023-2024: Cần những giải pháp ứng phó tổng thể cấp quốc gia (Quốc Ngọc). Trao đổi với Người Đô Thị, TS. Nguyễn Ngọc Huy (chuyên gia biến đổi khí hậu và quản lý rủi ro thiên tai) cho biết El Nino sẽ tạo ra những đợt phá vỡ kỷ lục. Đồng bằng sông Cửu Long có thể phải đối diện với tính chất khốc liệt hơn. Đặc biệt ở Tây Nguyên khi thiếu hụt lượng mưa, sẽ tụt giảm mạch nước ngầm và người dân sẽ khó khăn...
Những kịch bản hạn - mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ThS. Nguyễn Hữu Thiện). Gặp những năm El Nino cực đoan và thủy điện làm cho tồi tệ thêm thì ở Đồng bằng sông Cửu Long, các công trình ngăn mặn ven biển chỉ phát huy tác dụng vào đầu mùa khô. Đến giữa mùa khô thì dù có ngăn mặn từ biển vào, bên trong vẫn không có nước...
Chúng ta đang tự hại mình (Đoàn Khắc Xuyên). Với thực trạng rừng, núi, biển đang bị xâm phạm ngày một nghiêm trọng, môi trường ngày càng bị suy thoái nặng nề, đặt trong bối cảnh những dự báo ảm đạm về biến đổi khí hậu cực đoan đang và sắp xảy ra, phải nói thẳng rằng chúng ta đang tự hại mình và tương lai của chính mình…
Giấc mộng có tên “bỏ phố...” (Nguyễn An Nam). Người thành công thuần túy bằng các mô hình bỏ phố về rừng, bỏ phố về làng, bỏ phố về biển với những giá trị và triết lý không dễ dàng chút nào và các câu chuyện hoàn toàn không chỉ có màu sắc thú vị của những nụ cười, sự thành công hay gặt hái hạnh phúc…
Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ: Đề xuất lấn biển xây tòa tháp 108 tầng ra sao? (Nguyễn Hoàng). Ước tính cần hơn 81 triệu m3 vật liệu để san lấp biển. Cần hơn 76.000 tỷ đồng làm hạ tầng. Kiến trúc tòa tháp 108 tầng sẽ tuyển chọn hoặc thi tuyển kiến trúc riêng theo quy định…
Hồn mới cho nhà cũ (Phúc Tiến). Không phải có biệt thự cổ là làm nên chốn thượng lưu, đủ sức dựng lại không khí vàng son của một thời. Chính chủ nhân cũ của những ngôi nhà đó, tùy trường hợp, cũng sẽ là một bộ phận quan trọng làm nên hồn cốt mới khi biệt thự chuyển đổi công năng từ nhà ở sang nhà hàng…
Dấu vàng son một vùng ghềnh thác (Nguyễn Trương Quý). Trước khi thủy điện Hòa Bình hoàn thành, tạo ra vùng hồ sông Đà ngập toàn bộ vùng ghềnh thác Bờ, khu vực này đã nổi tiếng hiểm trở với các luồng nước xoáy giữa các ghềnh đá lởm chởm. Hai bức tranh sơn mài nổi tiếng của Nguyễn Văn Tỵ và Phạm Hậu gần đây được đấu giá rất cao tại một số sàn quốc tế có chung một đề tài về phong cảnh thác Bờ…
Giọng của phố: Trong tịch lặng lắng nghe (Minh Anh). Nhà văn Nguyễn Việt Hà vừa ra mắt tập tạp văn Giọng của phố. Vẫn đó là sự hóm hỉnh đôi khi bông đùa, ẩn sau 62 mẩu chuyện vui buồn với đời trần thế cũng là những suy nghĩ riêng về thời đại, quá khứ và niềm tin “Hà Nội tính” không bao giờ mất…
Thăm kho báu cổ vật lớn nhất thế giới (Nguyễn Thị Hậu). Bảo tàng trưng bày các hiện vật có niên đại từ thời tiền sử đến thời kỳ La Mã, phần lớn là bộ sưu tập của thời kỳ các pharaon. Ước tính có khoảng 160.000 hiện vật được trưng bày theo nhiều chủ đề, chưa kể hàng ngàn hiện vật gồm những quan tài gỗ, đồ gốm, đồ đá, kim loại…
Bánh mì phố Hội (Khiếu Thị Hoài). Nếu bánh mì của những tủ bánh ở ngã tư đường phố ngon ở sự thấm thía, đậm đà hương vị theo gu người địa phương thì bánh mì Phượng và bánh mì Madam Khánh ngon ở sự hài hòa các hương vị trong từng ổ bánh…
Trà xông khói (Thiên An) Dọc đường lên dải Tây Côn Lĩnh từ hướng huyện Quang Bình, huyện Hoàng Su Phì, dễ thấy trà phơi khắp ven đường, chờ đủ đôi ba nắng là đem vào xông khói tầm một ngày đêm rồi xuất sang bên kia biên giới với giá rẻ mạt (70 ngàn đồng/kg). Trà xông khói có gì lạ?
Doanh nghiệp vận tải kêu trời vì “khủng hoảng” đăng kiểm (TS. Võ Duy Nghi). Nếu các doanh nghiệp vận tải không hoạt động được vì vướng thủ tục đăng kiểm sẽ gây đứt gãy chuỗi cung ứng, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, xuất nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Phương tiện giao thông kỳ lạ nhất vũ trụ (Người Già Chuyện)
Sơn Tùng M-TP, Hoàng Thùy Linh, và câu chuyện đưa nhạc Việt ra thế giới (Trần Lê Quỳnh). Để thêm nhiều nghệ sĩ và âm nhạc Việt vươn tầm ra thị trường quốc tế, một trong những cách phù hợp nhất có thể là sự đòi hỏi một chiến lược toàn cầu hóa - địa phương hóa, tìm hiểu và tôn trọng sở thích của khán giả quốc tế mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam…
Họa sĩ chân dung Nguyễn Sáng: Vẽ sự thật của sự thật (Đỗ Lai Thúy). Vẽ chân dung với Nguyễn Sáng là sự soi gương. Mỗi chân dung là một chiếc gương. Để thích nghi với môi trường chính trị - xã hội Nho giáo, người dân Bắc ít nhiều phải đeo mặt nạ, nhằm che giấu những tâm tính/tình thật…
Đạo diễn Cao Trung Hiếu: Từ chiếc lá bồ đề đến Rừng Việt Nam (Trâm Anh). Là một đạo diễn sân khấu sống trong showbiz nhưng Hiếu rất hay trầm tư. Chính điều đó đã giúp những chương trình của Hiếu luôn có một chiều sâu, mang thông điệp, ý nghĩa tích cực...
Xem “New York của Edward Hopper” ở bảo tàng Whitney: Bức thư tình cho thành phố chúng ta (Thúy Hà). Trong cuộc phỏng vấn nghệ sĩ Kiều Chinh cho số Xuân Người Đô Thị 2022, khi nói về bìa quyển Hồi ký Kiều Chinh là bức ảnh bà đang đi trên một con phố New York (Mỹ) không bóng người, chúng tôi đã cùng nhắc tới tranh của danh họa Edward Hopper…
Hiền Trang: “Thà ghét một cách chân thành, còn hơn yêu một cách khuôn sáo” (Huỳnh Trọng Khang). Tại sao ta yêu… là cuốn sách mới nhất của Hiền Trang, gồm những bài tiểu luận mà như nhà văn Hồ Anh Thái nhận xét: “Nhiều trang tiểu luận ở đây có thể được đọc như tiểu thuyết”. Để thấu suốt hơn nhận xét này, Người Đô Thị có cuộc trò chuyện với Hiền Trang.
“Nữ hoàng điền kinh” Nguyễn Thị Oanh và bệnh viêm cầu thận (Hữu Đức - Anh Tuấn). Trong các cuộc giao lưu với người hâm mộ sau kỳ tích đạt được tại SEA Games 32, vận động viên điền kinh Nguyễn Thị Oanh đã nhiều lần xúc động khi nhắc lại giai đoạn cô mắc bệnh viêm cầu thận tưởng chừng phải giải nghệ. Để bạn đọc hiểu rõ hơn căn bệnh này, chúng tôi ghi nhận ý kiến chuyên môn của bác sĩ…
Cùng nhiều thông tin đời sống đô thị thú vị khác, Người Đô Thị số 132 với giá bán: 21.600 đồng, phát hành rộng rãi trên các sạp báo toàn quốc từ ngày 25.5.
Trân trọng mời bạn đọc,
Người Đô Thị
>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010