Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà báo, cây bút: Phương Bối, Lê Huyền Ái Mỹ, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Đỗ Bích Thúy, Phạm Công Luận, Phúc Tiến, Nguyễn Hàng Tình, PGS-TS-KTS. Nguyễn Hồng Thục, TS. Võ Kim Cương, TS. Nguyễn Anh Tuấn, TS. Jackie Ong, Quốc Ngọc, Duy Thông, Trâm Anh, Minh Anh, Tạ Đức, Nguyễn Phúc Nam Dương, Thượng Tùng, Nguyễn Đình, Khiếu Thị Hoài, Minh Hoàng, Người Già Chuyện, Mớ, Hoài Nam, Nguyễn Hữu…
>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010
>> Danh sách các đại lý, sạp báo bán Tạp chí Người Đô Thị
CÂU CHUYỆN ẢNH BÌA
Trong căn phòng đầy tranh và nhiều ánh sáng trong ngôi nhà đã đi vào câu thơ, câu hát nổi tiếng “tiếng dương cầm trong căn nhà đổ”, Trịnh Lữ ngồi tiếp khách trên chiếc ghế có tuổi đời hơn nửa thế kỷ do chính bố ông thiết kế, sản xuất từ xưởng nội thất MÉMO của gia đình.
“Người tài hoa trong một gia đình nhiều người tài hoa” này, trước sau một mực khẳng định mình chẳng tài hoa như mọi người đã yêu thương…
Những trò chuyện thân mật và ngẫu hứng của Trịnh Lữ với Người Đô Thị càng cho thấy một phẩm cách, một lối sống, một tài hoa người Hà Nội.
Bài và ảnh: Phương Bối
TP.HCM sắp tiêu thụ điện cao kỷ lục: Coi chừng tiền điện tăng bất ngờ! (Minh Hoàng). Dự báo đỉnh điểm trong tháng 4 và tháng 5.2024 sẽ có một số ngày điện nhận vượt trên 95 triệu kWh/ngày - là mức cao nhất chưa từng có trong lịch sử điện nhận tại TP.HCM. Khi nhiệt độ bên ngoài tăng dao động 1 độ C, các thiết bị điều hòa nhiệt độ, đặc biệt là máy lạnh có thể tăng 2 - 3% hiệu suất tiêu thụ điện...
Đón gió sông thổi lên Thổ Hà (Bút ký Đỗ Bích Thúy). Người thợ gốm cuối cùng ở Thổ Hà sinh năm 1983, anh Tập. Tôi đã luôn có một câu hỏi lớn trong đầu, rằng tại sao rất nhiều làng nghề truyền thống của chúng ta lại mất đi? Có những làng mất vĩnh viễn, không còn dấu vết. Có những làng chỉ còn lại loáng thoáng, người làm nghề sống chật vật...
Tiếng thét tưởng nhớ con tê giác cuối cùng của Việt Nam (Nguyễn Hàng Tình). Những người dân đi rừng phát hiện bộ xương của nó, sừng đã bị lấy đi, ở vùng rừng giáp ranh giữa xã Tiên Hoàng với xã Phước Cát - các xã mới được hình thành giữa không gian rừng xưa và bá tánh là những lớp người đi kinh tế mới và di cư tự do. Coi như ngày “giỗ” nó là cái ngày 29 tháng Tư ấy…
Đường qua ngã tư - ngã năm Bình Hòa (Phạm Công Luận). Về Bình Hòa, vẫn còn vài người nhắc đến tên hai nhà giàu có máu mặt của vùng này thời xưa là bà Hứa Phước Mỹ và ông Tấn Phát chủ trại cưa (nhà ông nay là trụ sở UBND phường 14, quận Bình Thạnh) đối diện rạp hát Đông Nhì nhưng không còn mấy ai tường tận về họ…
Hướng đến thị trường nước mắm minh bạch (Thượng Tùng). Dạo qua một số sàn thương mại điện tử, người viết dễ dàng bắt gặp tình trạng không ít gian hàng quảng cáo lập lờ, trên thân chai ghi “nước chấm” nhưng lời rao lại là “nước mắm chấm”, “nước mắm siêu tiết kiệm”… Thực ra vàng thau lẫn lộn chẳng phải bây giờ mới có...
Mơ từ Giờ Trái đất (Người Già Chuyện)
CHUYÊN ĐỀ
Ý tưởng quy hoạch không gian bờ sông Sài Gòn: Bốn phân khu dòng chảy cho 5 chiều cơ hội phát triển
Quốc Ngọc - Duy Thông (thực hiện)
TP.HCM đang thúc đẩy dự án đường ven sông Sài Gòn, dài chừng 4 km từ cầu Ba Son đến cầu Bình Triệu với tổng vốn đầu tư 3.380 tỷ đồng (giai đoạn 2024 - 2030). Đồng thời, một ý tưởng quy hoạch khác, bao trùm lên cả không gian ven bờ sông Sài Gòn chảy qua địa phận TP.HCM dài 80 km cũng được khởi đầu.
Người Đô Thị khái lược những ý tưởng và đề xuất ban đầu của nhóm nghiên cứu về quy hoạch không gian sông Sài Gòn và ghi nhận ý kiến từ các chuyên gia:
- Sông Sài Gòn giúp các địa phương nhìn thấy giá trị của mình (TS. Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Quản lý Quy hoạch chung, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM)
- Tính bài toán kinh tế đất (TS. Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM)
- Cần triển khai sớm các dự án kinh tế - xã hội liên quan sông Sài Gòn (Ông Trần Hữu Phúc Tiến, Ủy viên Ban chấp hành Hội Quy hoạch phát triển đô thị TP.HCM)
- Đa dạng hóa trải nghiệm sông nước (TS. Jackie Ong, Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Quản trị Du lịch và Khách sạn, Đại học RMIT)
Lấy “nồi cơm” kinh tế di sản cộng sinh kinh tế sáng tạo (PGS-TS-KTS. Nguyễn Hồng Thục). Với cách phát triển nhiều đô thị đặc thù như vậy, đô thị tương lai mới có thể thoát khỏi các thành phố bê tông, thiếu không khí, nước sạch và ô nhiễm do quá tải dân số và hạ tầng hiện nay của Việt Nam…
Sài Gòn - “đất học” từ thuở vun trồng đến thời thăng hoa (Phúc Tiến). Trong định hướng phát triển và quy hoạch đất đai cũng như các kế hoạch kinh tế - xã hội của TP.HCM từ nay đến hết thế kỷ XXI, cần coi giáo dục - đào tạo cũng là một ngành công nghiệp, một khu vực kinh tế trọng điểm để ưu tiên đầu tư và vun trồng đúng mức…
“Bàn giao” gì cho cải lương trăm năm tới? (Lê Huyền Ái Mỹ). Tôi không mong nhưng cũng không thể không nghĩ tới việc liveshow Minh Vương gần như là cuộc hội ngộ sau cùng của đầy đủ “thế hệ vàng”. Đã đến lúc, họ cần được nghỉ ngơi thật sự. Hoặc, để níu giữ họ và cũng để lưu giữ tài năng của họ thì cần nhiều hơn vai trò bảo trợ của Nhà nước - thông qua các đơn vị chức năng...
Nụ hôn gửi đường phố Sài Gòn của người LGBT (Trâm Anh). Saigon Kiss là bộ phim nhận đề cử cho giải Grand Prix và nhận được Special Mention từ Ban giám khảo Queer, một giải thưởng được tổ chức với sự cộng tác của Queer Palm (giải thưởng dành cho người đồng tính của Liên hoan phim Cannes)… Người Đô Thị trò chuyện với đạo diễn Nguyễn Hồng Anh.
Ca trù trong nhịp vận động của đô thị (Nguyễn Phúc Nam Dương). Đô thị là môi trường đưa ca trù lên đỉnh cao. Nhưng dường như cũng chính đô thị khiến cho loại hình nghệ thuật này suy thoái. Nguyên do cốt yếu đến từ không ít tay chơi có tiền tới nhà hát, thay vì để thưởng thức nghệ thuật thì họ lại phung phí tiền bạc cho những cuộc chơi xa xỉ vô độ...
“Tiệm hớt tóc Xuân Trinh còn ở chỗ nớ hay không?” (Khiếu Thị Hoài). Theo hồi ức của những bậc cao niên người Hội An, trước năm 1975, trong khu phố cổ có nhiều tiệm hớt tóc, thậm chí nhiều người đạp xe hớt tóc dạo. Ngày nay cả khu phố cổ chỉ còn duy nhất một tiệm hớt tóc Xuân Trinh, đã tồn tại hơn 60 năm...
Tranh truyện: Thua! (Mớ)
Dịch giả Nguyễn Duy Bình: “Không nên phá hủy truyền thống của tha nhân” (Nguyễn Vĩnh Nguyên). Nếu dân tộc này không nỗ lực tìm hiểu dân tộc kia mà cứ cố tìm cách làm cho các giá trị truyền thống của người khác bật rễ thì dĩ nhiên sẽ xảy ra xung đột, khủng hoảng quan hệ…
Sống để phiêu lưu: Yersin và những “đứa trẻ” (Minh Anh). Một điều khác nữa mà Nguyễn Vĩnh Nguyên cũng đào sâu hơn là sự gần gũi của chính Yersin với các em nhỏ. Đó là thời bình với sự thương yêu và những lời khuyên chân thành, đồng thời còn là những năm tháng cũ, khi ông tham gia điều trị với tư cách bác sĩ ngoại trú trong bệnh viện nhi của giáo sư Grancher...
Kỷ niệm 100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Ðông Sơn: Theo dấu Bà tổ Chim (Tạ Đức). Lịch sử 100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Đông Sơn mở đầu bằng việc năm 1924, một nông dân ở làng Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa tình cờ phát hiện một số đồ đồng phát lộ ở bờ sông Mã. Dấu tích bền bỉ và sâu sắc nhất của tín ngưỡng thờ Bà tổ Chim từ thời Đông Sơn là biểu tượng cò trắng hay chim Lạc…
“Đi một ngày đàng” cùng thư họa người Hoa (Nguyễn Đình). Trên đường giao lưu, họa sư Trương Lộ cho biết: “Chúng tôi thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu thư họa như thế này, vừa để tăng thêm mối thâm tình với đồng nghiệp, bạn bè, với cộng đồng người Hoa khắp trong ngoài nước, cũng là cơ hội cho những bạn trẻ tiếp nối được va chạm thực tế…”.
Bệnh tim của tiền vệ Lương Xuân Trường có nguy hiểm? (Hoài Nam - Nguyễn Hữu). Ngay sau khi tiền vệ Lương Xuân Trường tiết lộ anh từng phải che giấu thông tin bị bệnh tim để được đá bóng, mạng xã hội đã có nhiều ý kiến cho rằng anh quá liều mạng vì căn bệnh đó có thể gây đột tử ngay trên sân bóng. Để bạn đọc hiểu thêm về căn bệnh Lương Xuân Trường từng mắc, chúng tôi ghi nhận ý kiến chuyên môn của bác sĩ.
Cùng nhiều thông tin đời sống đô thị thú vị khác, Người Đô Thị số 142 với giá bán: 21.600 đồng, phát hành rộng rãi trên các sạp báo toàn quốc từ ngày 28.3.
Trân trọng mời bạn đọc,
Người Đô Thị
>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010