Thủ tướng yêu cầu hàng không chấn chỉnh tình trạng chậm, hủy chuyến

 15:33 | Thứ tư, 16/08/2017  0

Cụ thể, Tổ công tác đã làm việc với các đơn vị bao gồm Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA), Quản lý bay Việt Nam và Cảng hàng không Việt Nam (ACV).

Thu tuong yeu cau hang khong chan chinh tinh trang cham, huy chuyen hinh anh 1

Hoạt động này nhằm đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao 3 tổng công ty và truyền đạt yêu cầu của Thủ tướng về việc ngành hàng không cần khắc phục ngay tình trạng chậm, hủy chuyến bay gây bức xúc trong dư luận.

Thông qua tổ công tác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh hàng không chậm, hủy chuyến không thể đổ lỗi hết cho hạ tầng.

Ông cũng đặt ra hàng loạt câu hỏi như tần suất cất/hạ cánh tại các sân bay thấp và tình trạng hủy, hoãn chuyến bay là do con người hay hạ tầng?

Tổ công tác đã truyền đạt lại 6 lưu ý của Thủ tướng cho ngành hàng không, bao gồm:

Thứ nhất, quan tâm công tác bảo đảm an toàn an ninh. Đây là vấn đề rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Ngành tiếp tục tăng trưởng nhưng phải bảo đảm an ninh, an toàn, đây là điều kiện tiên quyết.

“Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không để xảy ra tình huống mất an toàn”, Tổ trưởng Tổ công tác nhấn mạnh và nhắc tới các vấn đề như kiểm soát không lưu như sự cố xảy ra gần đây như tại sân bay Cát Bi (Hải Phòng).

Các hãng hàng không liên tiếp để xảy ra tình trạng chậm, hủy chuyến bay gây bức xúc trong dư luận. Ảnh: Lê Hiếu.

Thứ hai, nâng tần suất cất, hạ cánh. Nhiều sân bay quốc tế có tần suất cất, hạ cánh khoảng 2 phút/chuyến, thậm chí 1 phút/chuyến.

“Tần suất cất hạ cánh ở Việt Nam tương đối thấp là do quản trị, điều hành hay hạ tầng. Chúng ta hay nói đổ hết cho hạ tầng, không nói đến con người?

Thủ tướng nói hãy hỏi lại các anh xem do hạ tầng hay con người? Liệu có thể nâng gấp đôi công suất gần 25 triệu khách mỗi năm của Tân Sơn Nhất không khi chúng ta chưa thể nâng cấp sân bay này và chưa xây dựng xong sân bay Long Thành?”, Tổ trưởng Tổ công tác nêu vấn đề.

Vấn đề thứ ba là bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn thông tin bay. Đây là vấn đề rất quan trọng với ACV, cần có giải pháp không để tái diễn tình huống bị tấn công mạng dẫn tới đình trệ các chuyến bay, tuy các vụ việc vừa qua chưa để xảy ra hậu quả lớn.

Vấn đề thứ tư là tình hình hủy, hoãn chuyến bay. Trong 7 tháng qua, tỷ lệ đúng giờ của VNA có tăng mạnh so với năm trước, nhưng số chuyến bay bị hủy, hoãn của các hãng hàng không giá rẻ khác còn nhiều, do hạ tầng hay kỹ thuật, thiết bị?

Trong ngành hàng không có sự cạnh tranh quyết liệt, phát triển tốt, chất lượng được nâng lên rất nhiều, nhưng tình trạng hủy, hoãn chuyến bay được dư luận hết sức quan tâm. Các bên cần quan tâm, phối hợp chặt chẽ khắc phục sớm, trước hết là việc hủy, hoãn chuyến bay do ý thức, trách nhiệm chủ quan.

Thủ tướng cũng lưu ý về văn minh hàng không, hiệu quả hàng không và lợi nhuận hàng không, nhất là VNA. Trong những tháng đầu năm doanh thu của hãng tăng gần 10% nhưng lợi nhuận sau thuế không tăng tương ứng.

Cùng với đó, ông lưu ý vấn đề kiểm soát an ninh sân bay. Tại sao có những sân bay kiểm soát rất tốt, ma túy không lọt vào được, nhưng có sân bay khác không phát hiện được hay không có ma túy đi qua?

Thủ tướng cũng nêu vấn đề chủ trương xã hội hóa hạ tầng hàng không, Bộ GTVT và ACV cần nghiên cứu, có giải pháp quyết liệt.

“Nếu cứ đặt vấn đề đầu tư từ ngân sách nhà nước mà không dám kêu gọi xã hội hóa thì phải xem xét lại quan điểm, chủ trương. Ngay cả đường băng sân bay cũng cần mạnh dạn có cơ chế cùng khai thác, chúng ta chỉ bảo đảm an ninh, an toàn, bảo đảm lợi ích nhà đầu tư, nhà nước.

Thủ tướng đề nghị các anh hết sức tạo điều kiện, có cơ chế thu hút đầu tư trong bối cảnh ngân sách nhà nước rất khó khăn”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phát biểu.

Vấn đề thứ năm, Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn, hiện tiến độ cổ phần hóa tại ACV còn chậm.

Thứ sáu, Thủ tướng đề nghị ngành hàng không cần tận dụng cơ hội để tiếp tục đà tăng trưởng 17-20%/năm thời gian qua.

“Hôm vừa rồi, Tổ công tác kiểm tra Tổng công ty Đường sắt, ngành này đang có ý tưởng đưa suất ăn của hàng không lên tàu hỏa. Đề nghị ngành hàng không phải có giải pháp căn cơ tăng đội tàu bay, nâng cao chất lượng quản trị, khai thác, tiết kiệm chi, nâng chất lượng phục vụ nhưng vẫn bảo đảm giá vé hợp lý”, ông Dũng phát biểu.

Tổ trưởng Tổ công tác cũng đề nghị các đơn vị báo cáo rõ về các khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách, Tổ công tác sẽ tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng tại phiên họp Chính phủ sắp tới.

Ngô Minh

Theo Zing.vn

» TP.HCM: Chính thức lên phương án mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất

» Chi hàng chục tỷ USD sắm máy bay, hàng không Việt vẫn chủ yếu đi thuê

» “Chính phủ chưa quyết việc mở rộng Tân Sơn Nhất về phía Bắc hay Nam” 

» Số liệu sản lượng hàng không sân bay Tân Sơn Nhất đã được thổi phồng 

» Dự án sân bay Long Thành: Lãng phí và tăng nợ công 

» 'Miếng bánh' hàng không hấp dẫn, các hãng xếp hàng chờ bay 

» Tập đoàn FLC lên tiếng về việc thành lập Hãng hàng không Tre Việt 

» Thị giá cổ phiếu hàng không và câu chuyện “hãng hàng không lớn nhất” 

» Cảng hàng không Việt Nam sẽ bán 20% cổ phần cho đối tác Pháp 

» Ba hãng hàng không Việt Nam chi 6,5 tỉ USD mua 40 máy bay Airbus

bài viết liên quan
TAGS
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Xem nhiều nhất

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.