Vụ đổ 1 triệu m3 bùn, cát gần Hòn Cau: 3 nhà khoa học bị mạo danh

 11:57 | Thứ sáu, 21/07/2017  0

 Đã có 3 nhà khoa học lên tiếng về việc không hề tham gia thực hiện dự án nhận chìm của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1

» Xả thải ở Hòn Cau: Các tổ chức xã hội gởi thư kiến nghị cho Thủ tướng // » 'Nhận chìm' hay bản chất là 'xả thải' ra biển Hòn Cau? //  Xảo thuật ngôn từ: 'Vật chất' là vật chất nào?

Theo đó,  PGS-TS Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM chiều 20.7, khẳng định trong ngày có một người gọi điện đến xin lỗi ông việc tự tiện để tên ông trong danh sách những người tham gia thực hiện dự án nhận chìm ở biển vật liệu nạo vét luồng hàng hải, vũng quay tàu và khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1.

“Người đó xưng là giám đốc công ty làm tư vấn cho dự án này. Ông ấy xin lỗi tôi, giải thích là do thư ký nhầm lẫn đã đưa tên tôi vào. Tôi không đồng ý với cách giải thích đó. Và ông ấy cho hay sẽ bay đến Nha Trang xin gặp tôi để trực tiếp xin lỗi, giải thích nhưng tôi từ chối, không chấp nhận kiểu làm việc đó. Tôi nói điều quan trọng lúc này là các ông phải trả lời báo chí, giải thích trước dư luận về việc làm của mình vì hệ lụy của việc này rất nghiêm trọng chứ không thể nói khơi khơi như vậy! Tôi cũng nói với ông ấy vấn đề quan trọng là các ông có làm đúng không, đã làm thận trọng chưa, có làm vì nước vì dân không” - TS Tác An thông tin.

         

Kiến nghị Chính phủ tạm dừng cấp phép đổ 1 triệu m3 bùn xuống biển

Chiều 21.7, TS. Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, cho biết ông đã ký công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị về việc đổ 1 triệu m3 bùn ra vùng biển Bình Thuận. 

Theo đại diện Hội Nghề cá, vùng biển ven bờ Bình Thuận là vùng nước chồi (có năng suất sản lượng thủy sản cao hơn nhiều lần vùng biển khác). Đáy biển là cát và đá nhưng là nơi sinh sống của nhiều loài thủy sản quý hiếm. 

“Xa hơn là khu bảo tồn biển Hòn Cau. Đây là nơi có thảm cỏ biển, rạn đá san hô, nơi sinh sống của quần đàn thủy sinh và chúng được lan tỏa ra toàn bộ vùng biển miền Trung. Dòng hải lưu từ phía Bắc, cùng với thủy sản di cư qua vùng biển này”, ông Thắng cho hay.

Ngoài ra, vùng biển Bình Thuận đang là nơi cung cấp tôm hùm giống tự nhiên cho các tỉnh có nghề nuôi tôm hùm là Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định, Bình Thuận và Ninh Thuận, mang lại doanh thu hàng nghìn tỷ đồng và giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động.

Hội Nghề cá khẳng định vùng biển này rất quan trọng đối với đa dạng sinh học, hệ sinh thái, trữ lượng nguồn lợi thủy sản của các tỉnh Nam Trung Bộ nói riêng, cả nước nói chung, nên rất cần được coi trọng đúng mức, giữ gìn và bảo tồn.

“Cần thành lập một tổ chức độc lập kiểm tra xem xét do việc nạo vét đổ chất thải ra vùng biển Bình Thuận, xem xét quy trình thẩm định dẫn tới việc cấp phép của Bộ TN&MT”, Hội Nghề cá kiến nghị. (Theo Zing)

Cùng ngày, ThS Nguyễn Ngọc Bảo Trâm (Trung tâm Quy hoạch và quản lý tổng hợp vùng duyên hải khu vực phía Nam) khẳng định bà không hề tham gia thực hiện dự án nhận chìm của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1. Theo danh sách, bà Trâm có tên ở vị trí thứ 8, ghi rõ học hàm/học vị và nơi công tác.  

“Tôi mới biết việc này qua báo chí. Từ trước đến nay không hề có đơn vị, cá nhân nào liên lạc với tôi hay đặt vấn đề tham gia thực hiện dự án này. Thế nhưng không hiểu vì sao tôi lại có tên trong danh sách những người tham gia thực hiện dự án đó như vậy. Tôi đang tìm hiểu sự việc để có hướng giải quyết!” - ThS Bảo Trâm nói.  

Chưa dừng lại ở đó, thêm một nhà khoa học thứ ba có tên trong danh sách những người tham gia thực hiện “dự án nhận chìm ở biển vật liệu nạo vét luồng hàng hải, vũng quay tàu và khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1” của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 và đơn vị tư vấn là Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng cảng biển Việt Nam, vừa lên tiếng phủ nhận.

Theo đó, trong một email phản ứng từ Thạc sĩ Lê Thị Vân Linh, người có số thứ tự thứ 7 trong hai bản danh sáchcho biết mình có tên trong danh sách thành viên dự án nhận chìm bùn ở Vĩnh Tân nhưng thực sự không hề tham gia và cũng chưa được ai hỏi ý kiến. Bà Vân Linh cho biết: "Hôm qua, một người bạn gửi cho tôi link các bài báo Pháp Luật TP.HCM viết về việc mạo danh các nhà khoa học, tự tiện đưa tên họ vào dù họ không hề thực hiện. Tôi thấy có tên mình trong đó dù tôi không hề tham gia!". Thạc sĩ Vân Linh cho biết thêm, cá nhân mình và Viện Kỹ thuật biển đều không liên quan đến dự án này. Chưa hề có ai tiếp xúc, đặt vấn đề hay hỏi ý kiến.

Là người đầu tiên lên tiếng khi bị mạo danh, TS Tác An nói: “Tôi nghĩ việc họ tự tiện đưa tên tôi vào danh sách đó chắc chắn là có mục đích. Còn mục đích hay ẩn ý gì thì tôi chưa rõ. Do đó tôi đang theo dõi, chờ họ trả lời thế nào với báo chí, dư luận để tìm hiểu gốc gác vấn đề. Sau đó tôi sẽ đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ vì sao họ mạo danh tôi như vậy".

"Mình phải kiên quyết đấu tranh, vì trong khoa học cái sai này có thể dẫn đến nhiều cái sai nghiêm trọng khác. Nếu sự thật đúng là họ mạo danh tôi, tôi sẽ kiến nghị Bộ TN&MT hủy kết quả thẩm định dự án này và dừng ngay việc cho phép nhận chìm bùn, cát thải" - TS Tác An khẳng định.


Trước đó, ngày 28.6, tin từ Bộ TN&MT cho biết Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc đã ký giấy phép chấp thuận cho Công ty TNHH điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn, cát ra vùng biển thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong (Bình Thuận). Tổng diện tích được phép nhận chìm là 30 ha mặt nước biển, nơi nhận chìm có độ sâu không quá 30 m.

Trong tin báo chí mà bộ TNMT phát hành mới đây, nhiều quy định cụ thể về nhận chìm ở biển, về danh mục vật, chất nhận chìm ở biển trong Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo (có hiệu lực tháng 7.2016) được dẫn ra như là một cơ sở quyết định choviệc cấp Giấy phép nhận chìm ở biển cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1.

Vật, chất được phép nhận chìm có khối lượng là 918.533 m, bao gồm 20% là bùn, 80% là cát, vỏ sò, sạn sỏi, cát kết phong hóa, cát pha, sét, đá phong hóa thu được từ hoạt động nạo vét vũng quay tàu và khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1.

Thành phần vật, chất được phép nhận chìm không chứa chất phóng xạ, chất độc, chất thải nguy hại vượt quy chuẩn an toàn bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

Thông tin báo chí của bộ TNMT cho hay, theo sở TNMT tỉnh Bình Thuận, vật, chất được phép nhận chìm không thể lưu giữ, xử lý trên đất liền vì cần phải có diện tích lớn, trong khi địa hình tại huyện Tuy Phong phức tạp, không có mặt bằng để lưu giữ, xử lý; đồng thời sẽ gây nhiễm mặn, ô nhiễm môi trường khu vực lưu giữ và khu vực lân cận.

Khu vực nhận chìm thuộc vùng biển xã Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, Bình Thuận), có diện tích 30 ha, cách Khu bảo tồn Hòn Cau là 08 km, nằm trong diện tích 300 ha đã được UBND tỉnh Bình Thuận thống nhất đề nghị cho nhận chìm, và xác định trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư xây dựng bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 được Bộ trưởng bộ TNMT phê duyệt năm 2014.

Cũng theo bộ TNMT, Hội đồng thẩm định hồ sơ cấp giấy phép có 22 thành viên là các chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sinh thái, hải dương học, một số hội nghề nghiệp liên quan, Ban Quản lý Khu bảo tồn Hòn Cau, đại diện UBND tỉnh Bình Thuận và đại diện các bộ, ngành liên quan. Kết quả, đa số các thành viên Hội đồng yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ theo các ý kiến góp ý để xem xét cấp giấy phép nhận chìm ở biển cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1.

Được biết, Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 tỉnh Bình Thuận là một trong 5 nhà máy nhiệt điện than thuộc Trung tâm điện lực tỉnh Bình Thuận (với tổng quy mô công suất lắp đặt khoảng 6.180 MW), khi hoàn thành đầu tư xây dựng sẽ là Trung tâm nhiệt điện than lớn nhất cả nước. 


T.H - Theo Pháp luật TP.HCM

» Vụ đổ 1 triệu m3 bùn, cát gần Hòn Cau: Bộ TN&MT sẽ khảo sát lại đáy biển

» Chọn đổ 1 triệu m3 gần Hòn Cau là để ‘giảm chi phí’

» Cựu bí thư Bình Thuận gửi tâm thư vụ đổ xuống biển 1 triệu m3 bùn cát

» Xảo thuật ngôn từ: 'Vật chất' là vật chất nào?

» Mai này con cháu còn gì?

» Nhận 1 triệu m3: Đừng lấy vùng biển quý ra 'thí nghiệm'

» Xả thải ở Hòn Cau: Các tổ chức xã hội gởi thư kiến nghị cho Thủ tướng

» 'Giết' dần Khu Bảo tồn Hòn Cau!?

» Nhận gần 1 triệu m3 bùn, cát vào biển: Tác hại mãi mãi!

» Cấp phép đổ 1 triệu m3 bùn thải xuống biển Vĩnh Tân

» Khu bảo tồn 'ôm' 4 thủy điện

» Tổng thầu Doosa của Hàn Quốc chịu trách nhiệm về sự cố Vĩnh Tân 4

» Bình Thuận: Nổ lớn ở nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4

» Bình Thuận muốn dừng đổ 1,5 triệu tấn “bùn” của nhiệt điện Vĩnh Tân ra biển

» Đổ 1,5 triệu m3 chất thải vào biển Bình Thuận?

» Báo cáo Thủ tướng việc “bổ nhiệm người nhà” ở 9 địa phương

» Việt Nam mất 5%GDP mỗi năm vì ô nhiễm môi trường

» 20 nhà máy nhiệt điện cần 45 triệu tấn than để vận hành

» Có thể tuyên bố phá sản dự án nghìn tỷ

» Trung Quốc ban bố cảnh báo vàng về tình trạng ô nhiễm khói mù

» Nhiệt điện than đang làm gì thế giới?

» [Infographic] Gia tài của đất mẹ

 » Sun Group muốn có “thương hiệu” gắn với kỷ lục thế giới

» Du lịch sinh thái “xẻ thịt” Rừng đặc dụng: Những kẽ hở thất thoát tài nguyên

bài viết liên quan
TAGS
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.