Ảnh minh họa
PSA là xét nghiệm dễ thực hiện và khá phổ biến ở các bệnh viện. Nếu PSA trên 4 nanogram/ml thì người bệnh có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, khi PSA tăng không hẳn là ung thư tuyến tiền liệt. Sâu hơn nữa, bác sĩ sẽ đánh giá tỷ trọng PSA tự do, theo dõi tốc độ thay đổi PSA theo tuổi, theo diễn tiến tiến bệnh và theo thể tích tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, bác sĩ có thể loại trừ các bệnh cũng gây tăng PSA dễ nhầm lẫn, chẳng hạn như nhiễm trùng tiểu dưới, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt cũng có thể gây tăng PSA.
Do đó, khi có kết quả xét nghiệm PSA tăng, chúng ta đừng vội lo lắng. Bác sĩ sẽ tư vấn các bước tiếp theo nên thực hiện, giúp chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.
BS-CK2. Phạm Hữu Đoàn
(Trưởng khoa Niệu nữ Niệu chức năng, Bệnh viện Bình Dân, TP.HCM)