Đây là những điểm chủ chốt từ khảo sát của Microsoft với 1.200 lãnh đạo công nghệ thông tin (IT) từ 12 thị trường châu Á – Thái Bình Dương để hiểu về chiến lược hạ tầng IT tại các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh kỹ thuật số.
Theo IDC, 60% tổ chức hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương cho biết sẽ chuyển đổi kỹ thuật số vào cuối năm 2017. Con số này cho thấy những năm tới là giai đoạn thiết yếu với các lãnh đạo IT khi thực hiện kế hoạch chuyển đổi sang hạ tầng IT hiện đại dựa trên đám mây để phục vụ nhu cầu kinh doanh kỹ thuật số.
Khảo sát cho thấy trạng thái “giằng co” khi các lãnh đạo IT phải cân nhắc giữa các di sản IT, ngân sách và nhu cầu hiện đại hóa để đáp ứng tương lai kỹ thuật số. Hô không muốn chỉ tăng cường đầu tư vào giải pháp đám mây công cộng, mà gia tăng nhu cầu tiếp cận tổng hợp hơn với đám mây lai.
Có 39% lãnh đạo IT của Việt Nam cho biết đang bước vào hành trình đám mây lai, dự kiến sẽ tăng lên 43% trong vòng 12-18 tháng tới. 37% chỉ sử dụng đám mây riêng và 24% đang thuần túy dùng đám mây công cộng.
Tuy nhiên họ cũng đang đối mặt với các chiều hướng phức tạp ngày càng gia tăng trong việc quản lý môi trường IT. Vì vậy lãnh đạo IT mong muốn mô hình đơn giản hóa theo cách vẫn quản trị các tài sản công nghệ truyền thống để hỗ trợ các ứng dụng cũ.
Ước tính bình quân tại Việt Nam có khoảng 351 ứng dụng được sử dụng tại mỗi doanh nghiệp so với 340 tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và cần một công cụ xuất sắc để quản trị các ứng dụng này.
Các lãnh đạo IT Việt Nam cũng cho biết họ phải bỏ ra 48% thời gian cho việc bảo trì, giải quyết các vấn đề vận hành và tuân thủ; 24% vào việc phát triển các tính năng kỹ thuật số thế hệ kế tiếp và 27% để làm việc với ban lãnh đạo về các sáng kiến chuyển đổi kỹ thuật số.
Về khoảng cách kỹ năng trong các tổ chức, 67% cho rằng kỹ năng thiết yếu thuộc lĩnh vực bảo mật; 64% cho rằng kỹ năng quản trị ứng dụng đám mây và 58% thuộc về kỹ năng phân tích dữ liệu.
Bảo mật tiếp tục là mối quan tâm trong thế giới mà tội phạm mạng gia tăng mỗi ngày. 3 lý do chính là do mã độc và dữ liệu bị đánh cắp bởi tội phạm mạng; thất thoát dữ liệu do nhân viên; và nhân viên kết nối thiết bị riêng vào mạng tổ chức .
Các tổ chức tại CA-TBD đang sử dụng trung bình 40 sản phẩm bảo mật và con số này là 39 tại Việt Nam. 71% doanh nghiệp Việt Nam cho rằng cần đầu tư nhiều hơn vào giải pháp và dịch vụ bảo mật; 63% đồng ý cần giảm tải độ phức tạp trong danh mục quản trị các dịch vụ và giải pháp IT.
Trong số 43% các lãnh đạo IT ưu tiên đám mây lai, thì 8/10 nói rằng họ sẽ ưu tiên một đám mây lai tích hợp với các công cụ quản lý chung trên cả hai đám mây riêng và công cộng.
Tuy nhiên, hầu hết các lãnh đạo IT ở Việt Nam mang quan điểm truyền thống về điện toán đám mây. 87% nghĩ rằng họ thoải mái lưu trữ mọi ứng dụng kinh doanh trên các đám mây công cộng trong tương lai, hơn 50% cho rằng chỉ sử dụng cho các ứng dụng cơ bản như email và website. Chỉ 34% cho biết đang sử dụng đám mây cho phát triển ứng dụng và vận hành.
Tuyết Ân
» Microsoft: tăng trưởng “đám mây” vượt trội ở châu Á – Thái Bình Dương
» SQL Server 2016: nền tảng dữ liệu thế hệ mới của Microsoft
» BSA: Việt Nam xếp cuối bảng về chính sách điện toán đám mây
» CMC Telecom cung cấp dịch vụ điện toán đám mây của Microsoft
» Bên trong trung tâm dữ liệu khổng lồ của Google
» QD.Tek phân phối giải pháp trung tâm dữ liệu Emerson
» Schneider Electric: Giải pháp mới về trung tâm dữ liệu tiết kiệm 30% chi phí