» Đề xuất quy trình xử lý thủy hải sản chết từ Vũng Áng
» Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an điều tra vụ hải sản chết bất thường tại biển miền Trung
» Thảm họa cá chết miền Trung: Nguồn độc có khả năng lan xuống tận Phú Quốc
» Từ bài học vụ Vedan: Có thể tìm ra thủ phạm gây cá chết ở Vũng Áng
![]() |
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thăm hỏi động viên người dân nuôi cá lồng bè bị thiệt hại. Ảnh: T.Nga/PLO |
Ngày 2.5, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Vũ Văn Tám đã ban hành công văn hướng dẫn các biện pháp cấp bách ứng phó với hải sản chết bất thường tại các tỉnh Bắc Trung bộ.
Công văn yêu cầu các cơ sở nuôi cá lồng tạm thời chưa thả giống trong khi chờ xác định nguyên nhân gây hiện tượng cá chết hàng loạt.
Đối với các cơ sở sản xuất giống, nuôi thương phẩm trong ao đầm ven biển, công văn cũng yêu cầu tạm thời chưa thả giống trong khi chờ xác định nguyên nhân, tập trung xử lý, cải tạo ao đầm, chuẩn bị con giống.
Đối với các ao đầm đang thả nuôi, cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi như oxy hòa tan, pH, H2S, NH3… nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường để có biện pháp xử lý phù hợp; tạm thời di chuyển lồng cá đến khu vực nước sâu hơn, đảm bảo đáy lồng cách nền đáy ít nhất 1m; tăng cường vệ sinh đáy ao, sử dụng các loại chế phẩm sinh học có khả năng cải thiện chất lượng môi trường ao nuôi. Hạn chế cấp nước bổ sung trong khi chưa xác định nguyên nhân.
Các cơ sở nuôi cá nên san thưa đối với những lồng nuôi dày, giữ cá với mật độ thích hợp theo quy định (không quá 10 kg/m3); giãn thưa khoảng cách giữa các lồng nuôi; hạn chế sử dụng thức ăn tươi để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nên thay bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm cao, kết hợp trộn thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá; khẩn trương thu hoạch đối với cá nuôi đạt kích thước thương phẩm để hạn chế thiệt hại.
Nếu trong trường hợp bắt buộc phải lấy nước biển vào vùng nuôi thì chỉ lấy nước tầng mặt, lúc đỉnh triều, không cấp trực tiếp nước biển vào ao đầm, bể nuôi; phải lấy nước biển qua ao chứa, ao lắng và thực hiện quy trình xử lý nước trước khi cấp vào ao đầm, bể nuôi. Đồng thời, trước khi cấp nước vào ao nuôi cần thử bằng cách thả cá, tôm giống trực tiếp vào mẫu nước đã xử lý lấy từ ao lắng.
Theo Thùy Dung - Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online
» Đề xuất quy trình xử lý thủy hải sản chết từ Vũng Áng
» “Tôi cũng đang mong đợi sự minh bạch và ứng xử văn minh”
» Nhìn từ chuyện Formosa: Nhu cầu minh bạch và ứng xử văn minh
» Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an điều tra vụ hải sản chết bất thường tại biển miền Trung
» Hội Nghề cá: Cá chết do chất độc, không phải do thủy triều đỏ!
» Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhận khuyết điểm vụ cá chết hàng loạt
» Nói thủy triều đỏ gây cá chết là thiếu căn cứ khoa học
» Họp báo 8 phút: Chưa có bằng chứng Formosa làm chết cá
» Nếu làm đúng quy trình xả thải, Formosa phải mất 2-3 tỷ USD
» Hà Tĩnh cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý
» Trợ giúp pháp lý và thu thập chứng cứ cho ngư dân do cá chết
» Formosa từng gây ô nhiễm trên khắp thế giới
» Thêm 5 thợ lặn ở vùng biển Formosa vào viện
» Formosa: Nhập hóa chất nhưng súc xả đường ống bằng không khí và nước
» Sau 20 ngày, vẫn chưa biết vì sao cá biển chết hàng loạt
» Cá chết ven biển miền Trung: 'Tình hình rất nghiêm trọng'
» Tiểu thương miền Trung rầu rĩ ngồi nhìn cá ế
» Giọt máu đào thua ao nước lạ
» Trợ giúp pháp lý và thu thập chứng cứ cho ngư dân do cá chết
» Họp kín chiều 27.4: Quan ngại khả năng gây ô nhiễm môi trường từ KCN Vũng Áng và Formosa
» Thảm họa cá chết miền Trung: Nguồn độc có khả năng lan xuống tận Phú Quốc
» Từ bài học vụ Vedan: Có thể tìm ra thủ phạm gây cá chết ở Vũng Áng