» Miền Tây trong cơn khát - Kỳ 1: Thượng điền tích thủy hạ điền khan?
» Miền Tây trong cơn khát - kỳ 2: Pháp lý cho nguồn nước và giải pháp sống chung hạn, mặn
» Mekong - dòng sông bị bức tử
» Phỏng vấn Ngô Thế Vinh - người đi dọc 4.800km sông Mekong
» Thái Lan lên kế hoạch chuyển dòng Mekong
|
Sông Huai Luang, Thái Lan bị ô nhiễm do phú dưỡng hóa vì nước sông không lưu thông được. |
Tác động tích lũy
Ông Nguyễn Nhân Quảng, chuyên gia về quản lý lưu vực sông, việc lấy nước sông Mekong để phục vụ tưới của Campuchia và Thái Lan hiện nay theo 2 hai hình thức. Thứ nhất là lấy nước mùa lũ sông Mekong chảy qua các dòng nhánh chứa trong các hồ có đậpcửa van khống chế để tưới cho các vùng hạ lưu. Khi mực nước lũ xuống thấp, hầu như không còn dòng chảy chảy ngược lại sông Mekong như trước đây. Điều này lý giải cho việc ĐBSCL của Việt Nam càng ngày càng mất đi những mùa “lũ đẹp”. Hiện nay, ở Thái Lan trên các dòng nhánh, đoạn ở gần cửa sông Mekong đều đã và đang xây dựng các đập có cửa van điều tiết. Do đó tổng lượng nước lũ về ĐBSCL sẽ bị suy giảm, kéo theo các tác động về môi trường sinh thái (thau chua, rửa phèn, bồi bổ phù sa.... ) cũng sẽ bị ảnh hưởng.
![]() |
Dự án trữ nước Vaico, Campuchia khô khốc. |
Thứ hai là, các vị trí đập có cửa van điều tiết của Thái Lan thường được bố trí trên dòng nhánh rất gần cửa sông Mê Công , với hệ thống bơm được lắp đặt phù hợp thì việc lấy nước không những tiến hành trong mùa mưa hoặc cuối mùa mưa mà có thể còn cả trong mùa khô, chẳng hạn trạm bơm Huai Luang. Tuy về danh nghĩa là lấy nước dòng nhánh, nhưng thực chất là lấy nước dòng chính Mê Công, “Dự án Kong-Loei-Chi-Mun và một số dự án chuyển nước khác cần được tiếp tục theo dõi nắm bắt thông tin thêm. Việc chuyển nước sông Mekong mùa lũ qua hệ thống kênh, hầm, hồ để trữ và cung cấp nước tưới cho hầu hết các tỉnh vùng đông bắc sẽ làm giảm lưu lượng lũ xuống châu thổ Mekong . Tác động này sẽ lũy tích một khi các dòng nhánh Mekong thuộc Thái Lan đều chuyển nước lũ trữ trong các hồ chứa, và làm trầm trọng thêm tác động xuống châu thổ.
![]() |
Trạm bơm tạm trên sông Huai Luang, Thái Lan đã bơm 47 triệu m3 nước từ sông Mekong trong mùa khô. |
Thêm vào đó, nếu việc lấy nước lại tiến hành cả trong mùa khô, hoặc đầu hay cuối mùa khô thì tác động tới đồng bằng còn lớn hơn nhiều”, ông Quảng phân tích. Cũng theo ông Quảng, Cục tưới Hoàng gia Thái thông tin với báo chí rằng dự án Kong- Loei- Chi- Mun sẽ chuyển khoảng 4 tỉ m3 nước từ sông Mekong vào các dòng nhánh nhưng với việc cửa sông Loei được đào sâu thêm 5 mvà mặt cắt kênh mở rộng đến 450 m thì lưu lượng nước sông bị chuyển có thể gấp nhiều lần con số mà Cục tưới Hoàng gia đưa ra.
Trong khi đó, Thạc sĩ Santiparp Siriwattanaphaivoon, giảng viên Khoa Môi trường, Đại học Udon Thani Rajabhat, người đã hơn 10 năm nghiên cứu về sự phát triển khu vực đông bắc Thái cũng cho rằng dự án Kong- Loei- Chi- Mun với chính người Thái cũng không có nhiều lợi ích, “Tôi không nghĩ đời sống của người dân đông bắc sẽ khá hơn khi chuyển nước về đây. Thậm chí, tại các tỉnh miền trung là nơi có nước tưới dồi dào nhất Thái Lan thì nông dân cũng chẳng giàu, thậm chí còn nợ nần ngập đầu! Hơn nữa, đông bắc cũng không phải là quá khô hạn. Lũ vào mùa mưa cũng là hiện tượng tự nhiên và người dân đã có biện pháp thích ứng nhưng nếu nạo vét dòng sông, xáo trộn đất đai sẽ gây ra tình trạng nhiễm mặn. Siêu dự án Kong- Loei- Chi – Mun không phải là giải pháp phù hợp để giải quyết tình trạng thiếu nước ở đây. Một dự án nhỏ mà chính người dân có thể vận hành và kiểm soát là phù hợp nhất, sự thất bại của dự án Kong- Chi- Mun là bằng chứng rõ ràng nhất”, ông Santiparp dẫn chứng.
Ủy ban sông Mekong chưa có thông tin
Kong – Loei – Chi – Mun là một dự án chuyển nước dòng chính. Theo tinh thần của Hiệp định Mekong 1995 thì Thái Lan phải thông báo cho Ủy ban sông Mekong (MRC) cũng như các nước thành viên. Trường hợp việc chuyển nước thực hiện cả vào mùa khô thì phải tiến hành quá trình tham vấn trước để đi đến thỏa thuận trong ủy ban liên hợp của MRC. Tuy nhiên, đến nay chưa có thông tin chính thức nào được cung cấp bởi Thái Lan.
![]() |
Băng rôn “Người Thái Puan không muốn cửa nước Si Song Rak” đặt ngay đường vào làng Klang, tỉnh Loei, Thái Lan. |
Ông Aloune Sayavong, Trưởng phòng Môi trường, Ban thư ký MRC cho biết đã nghe về việc Thái Lan thực hiện dự án chuyển nước nhưng cụ thể ra sao thì Ban thư ký không nắm được vì Thái Lan chưa báo cáo. Trong cuộc họp họp hội đồng vào tháng 3 tại Cần Thơ, Việt Nam, MRC cũng đề cập đến vấn đề này nhưng chưa phản hồi từ phía Thái Lan. Trong khi đó, trả lời báo chí Thái Lan, đại diện RID cho rằng không phải họ không cung cấp thông tin mà đang trong quá trình nghiên cứu, khi có kết quả Thái Lan mới thông báo cho MRC và các nước thành viên. Tuy nhiên, theo chúng tôi chứng kiến, một số hạng mục công trình trong dự án Kong- Loei- Chi- Mun đang được thực hiện, chẳng hạn cải tạo các hồ chứa nước hiện hữu và đào mới thêm một số hồ...
Vừa qua, trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhất trí về việc sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong . Vì thế, kế hoạch sử dụng nước sông Mekong nên được bàn bạc cụ thể giữa các quốc gia để đạt được lợi ích và giảm thiểu tác động cho tất cả các bên cũng như duy trì ổn định dòng chảy và lưu vực Mekong .
Trên đường xuôi từ tỉnh Nông Khai xuống tỉnh Loei, Thái Lan, chúng tôi cũng đến địa điểm dự kiến sẽ xây dựng thủy điện Pak Chom- trong số 11 dự án thủy điện trên dòng chính hạ nguồn sông Mekong . Phía bên kia sông Mekong là thủ đô Viên Chăn, Lào và dự án này cũng được phát triển bởi chính phủ Lào.
Đoạn sông ở khu vực này khá hẹp, đá lởm chởm, nhiều chỗ nối với những bãi cạn gần như cóthể đi bộ giữ hai bên bờ sông. Nếu ở Nong Khai nước mênh mông thì về đến đây dòng chảy không còn nhiều. Khi có con đập chắn dòng ở vị trí này thì lượng nước về hạ nguồn chắc chắn không còn nhiều và những tác động tiêu cực sẽ không thể lường hết. Vấn đề thiếu nước nghiêm trọng ở ĐBSCL trong tương lai đã có thể nhìn thấy rất rõ.
Bài và ảnh Thu Sương
» Thái Lan lên kế hoạch chuyển dòng Mekong
» Quốc hội Lào phê duyệt Don Sahong trên dòng chính Mê Kông
» Cộng đồng Thái Lan đề nghị tòa án đình chỉ hợp đồng mua bán điện đập Xayaburi
» Người dân yêu cầu đối thoại trực tiếp với Chính phủ các nước lưu vực sông Mê Kông
» Pak Beng - quân cờ domino thứ ba trong chuỗi đập Mekong
» Lào sẽ xây thủy điện thứ 3 trên dòng chính Mekong đầu năm 2017
» Báo cáo tác động thủy điện trên dòng Mekong của VN: Chưa nên được công nhận
» Mekong - dòng sông bị bức tử
» “Vạn lý đường kênh” của ĐBSCL có còn phù hợp?
» Phỏng vấn Ngô Thế Vinh - người đi dọc 4.800km sông Mekong
» Nguy cơ các dòng sông Việt Nam vỡ vụn
» Thăm “hồ nước trời” mùa cạn đáy
» Thủy điện trên dòng Mê Kông: Cần đặt quyền lợi người dân lên trên các dự án
» Chưa thể chấm dứt tranh chấp khu vực bởi Don Sahong?
» ĐBSCL: sau hạn, mặn tàn khốc sẽ là mưa lũ lớn?
» Miền Tây trong cơn khát - Kỳ 1: Thượng điền tích thủy hạ điền khan?
» Miền Tây trong cơn khát - kỳ 2: Pháp lý cho nguồn nước và giải pháp sống chung hạn, mặn