» Có còn con sông nước lớn, nước ròng? // » Mekong: những cam kết trôi theo dòng nước // » Tiếng nói cộng đồng và dòng chảy Mekong
Những căn nhà trên địa bàn xã Mỹ Hội Đông, Chợ Mới, An Giang bị đổ xuống sông Vàm Nao
Tại một số điểm, nền đất đã lún từ 25 – 35 cm trong vòng 25 năm qua. Kết quả này nghiêm trọng hơn nhiều so với những gì các nhà nghiên cứu dự tính ban đầu. Hiện ĐBSCL chỉ cao hơn mực nước biển từ 1- 2 m, đồng nghĩa với gia tăng nguy cơ xâm nhập mặn, ngập lụt và sạt lở bờ biển.
Thông tin trên là nội dung trong nghiên cứu “Tác động của 25 năm khai thác nước ngầm tại đồng bằng sông Cửu Long”, do các nhà khoa học từ Đại học Utrecht, viện Nghiên cứu Deltares Hà Lan kết hợp cùng đại học Cần Thơ và Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam vừa công bố.
Nghiên cứu sử dụng mô hình 3D xây dựng dựa trên số liệu địa chất, địa kĩ thuật, và trữ lượng nước ngầm, các kết quả của nghiên cứu này cũng được so sánh kiểm chứng với hình ảnh số liệu thu được từ vệ tinh.
Theo đó nguyên nhân chính gây ra tình trạng sụt lún tại đây là do tình trạng khai thác nước ngầm phục vụ đời sống, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại đồng bằng.
Tuy nhiên, theo ông Gilles Erkens, chuyên gia nghiên cứu sụt lún tại Viện nghiên cứu Deltares, khai thác nước ngầm không phải nguyên nhân duy nhất gây ra sụt lún ở khu vực này: “Bên cạnh việc khai thác nước ngầm từ các tầng sâu, thì còn các nguyên nhân khác, như nền đất cũng bị nén do sức nặng từ các công trình và việc các tầng nước ngầm đang dần hạ thấp”, ông Gilles Erkens nhận định.
Trong thời gian tới, các nhà nghiên cứu mong đợi sẽ lượng hóa được các nguyên nhân khác gây ra hiện trạng sụt lún.
Trong diễn biến liên quan, theo các chuyên gia ĐBSL, các thủy điện trên thượng nguồn Trung Quốc hiện nay đã khiến giảm tới gần 1/2 lượng phù sa về đồng bằng, cộng với tình trạng khai thác cát bừa bãi ở đồng bằng đang khiến tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển tại đây diễn ra nghiêm trọng và nhanh hơn.
L.Quỳnh
» Có còn con sông nước lớn, nước ròng?
» Mekong: những cam kết trôi theo dòng nước
» Phỏng vấn Ngô Thế Vinh - người đi dọc 4.800km sông Mekong
» Cần chỉ đúng nguyên nhân ĐBSCL sạt lở
» ĐBSCL đang bị 'bào mòn' diện tích đất mỗi ngày
» “Vạn lý đường kênh” của ĐBSCL có còn phù hợp?
» Tiếng nói cộng đồng và dòng chảy Mekong
» Cận cảnh đập thủy điện Xayaburi từ Lào
» Diễn đàn tham vấn khu vực: “Thủy điện không khiến dòng Mekong sẽ chết”
» Chính thức khởi động PNPCA với Pak Beng: Dòng Mekong đến gần hơn với cái chết?
» Phỏng vấn Ngô Thế Vinh - người đi dọc 4.800km sông Mekong
» Miền Tây trong cơn khát - Kỳ 1: Thượng điền tích thủy hạ điền khan?
» Miền Tây trong cơn khát - kỳ 2: Pháp lý cho nguồn nước và giải pháp sống chung hạn, mặn
» Triển vọng mới cho dòng Mê Kông?