Dự kiến sẽ xây dựng thêm nhà ga T3 và T4 mỗi nhà ga có công suất 10 triệu hành khách/năm.
Tại cuộc họp, đơn vị tư vấn - Công ty Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC – Bộ Quốc phòng) - đã trình bày chi tiết 7 phương án điều chỉnh quy hoạch, mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất.
Trong các cuộc thảo luận trước đó, phương án được cân nhắc lựa chọn là phương án 3. Theo phương án này, xây dựng đường lăn song song và các đường lăn nối giữa đường cất hạ cánh 25L/07R và 25L/07L; xây dựng nhà ga T3 và T4 mỗi nhà ga có công suất 10 triệu hành khách/năm; xây dựng khu bãi đỗ và bảo dưỡng kỹ thuật phía Bắc.
Phương án này sẽ nâng tổng công suất của sân bay Tân Sơn Nhất lên 43 - 45 triệu hành khách/năm trong khi chỉ phải giải phóng mặt bằng 24,52 ha đất quân sự để xây dựng nhà ga, không cần giải toả đất dân sự. Tổng mức đầu tư theo phương án này khoảng 19.350 tỷ đồng, thời gian xây dựng hoàn thành trong 2-3 năm.
Tuy nhiên, tiếp đó ngày 9.2, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu ADCC phải lập phương án 3B có cùng công suất với phương án 3 nhưng đầu tư xây dựng ở phía bắc (khu vực sân golf, một số đơn vị quốc phòng và nhà dân).
Tại cuộc họp này, ADCC đã có báo cáo chi tiết phương án này, trong đó đáng chú ý là tổng mức đầu tư lên tới 61.590 tỷ đồng, gấp 3,2 lần so với phương án 3.
Bên cạnh đó, thời gian hoàn thành cũng dài hơn, mất từ 10 đến 12 năm, trong đó riêng công tác giải phóng mặt bằng đã mất khoảng 5 năm. Phương án này cũng sẽ ảnh hưởng đến việc khai thác khu bay, ảnh hướng đến quốc phòng, an ninh và đến quy hoạch của TP.HCM, đồng thời không thể tận dụng tối đa công suất của các công trình đã có ở phía nam.
Theo Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, sau khi đã rà soát, nghiên cứu kỹ các phương án, đã có đủ cơ sở khoa học để lựa chọn phương án 3 là phù hợp, đảm bảo nhu cầu của người dân, thực hiện đúng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là phải nhanh chóng giải toả ùn tắc; có tổng mức đầu tư rẻ nhất, có thể xã hội hoá đầu tư ở mức cao nhất, ít sử dung vốn nhà nước nhất.
Bên cạnh đó, phải đảm bảo an toàn, chất lượng, tăng tính an toàn cho hoạt động của sân bay, cho hành khách, phương tiện.
Phó thủ tướng cũng nhấn mạnh, tuy phương án 3 là phù hợp, nhưng cần phải hoàn thiện thêm cùng với tất cả các phương án khác để báo cáo Thủ tướng, Thường trực Chính phủ cho ý kiến trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng tất cả các yếu tố.
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục chỉ đạo đơn vị tư vấn tập trung hoàn thiện các phương án quy hoạch để báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào tuần tới.
Đồng thời phải tiến hành phân định rõ từng hạng mục để tổ chức lập dự án.
Với các hạng mục bên trong sân bay, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị theo chức năng tổ chức lập dự án, dự kiến giao chủ đầu tư. Các nhà ga hành khách T3, T4, sân đỗ ôtô, các công trình phụ trợ khác giao chủ đầu tư là doanh nghiệp, chủ yếu sử dụng vốn xã hội hoá. Các dự án giao thông kết nối, thoát nước ngoài sân bay do UBND TP.HCM thực hiện.
Phó thủ tướng yêu cầu ngay từ thời điểm này cần song song chuẩn bị các công việc thực hiện dự án như thiết kế kỹ thuật, lập dự toán, dự kiến lựa chọn nhà đầu tư để có thể phê duyệt ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định phê duyệt quy hoạch.
Bộ Giao thông Vận tải cũng chủ trì xây dựng các cơ chế đặc thù cho từng dự án để có thể áp dụng đồng bộ ngay khi được Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch; phối hợp với UBND TP.HCM xử lý các kiến nghị của thành phố theo thẩm quyền để bảo đảm các công trình đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả.
Đồng thời, giao UBND TP.HCM chủ động lập quy hoạch chỉnh trang đô thị khu vực sân bay; chủ động điều chỉnh quy hoạch hệ thống giao thông thành phố nói chung, đặc biệt là điều chỉnh hệ thống giao thông kết nối với sân bay để đảm bảo giảm ùm tắc giao thông, cảnh quan đô thị. Chủ động nguồn lực để đầu tư xây dựng mới hệ thống giao thông kết nối, hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài sân bay.
Trước đó, ngày 21.2, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông Vận tải đã ký kết biên bản bàn giao 21 ha sân đỗ quân sự tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất để phục vụ cho việc mở rộng, nâng cấp sân bay này.
Nguyên Hà
Theo Vneconomy
» Quân đội bàn giao 21 ha đất mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
» Đề xuất mở thêm cổng vào sân bay Tân Sơn Nhất hướng Gò Vấp
» Giải cứu Tân Sơn Nhất: Làm khẩn 2 cầu vượt hơn 700 tỷ đồng
» Chốt phương án đầu tư gần 20.000 tỷ đồng mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
» Ông Đinh La Thăng: Mỗi người 1 taxi vào, sân bay nào chịu nổi
» 'Cáp treo vào sân bay Tân Sơn Nhất chỉ là ý tưởng vui'
» TP.HCM sẽ hỗ trợ nghiên cứu đề án cáp treo vào Tân Sơn Nhất
» Cáp treo vào Tân Sơn Nhất: Một giờ vận chuyển 4.500 người
» TP.HCM đề xuất tăng chuyến bay đêm nhằm giảm kẹt xe
» Kẹt xe cả ngày khắp thành phố, người đi đường kiệt sức
» Thu phí sử dụng xe hơi vào trung tâm - bữa trưa không miễn phí
» Bí thư Thăng: Trung tâm Chống ngập ôm nhiều việc quá!
» Năm 2017, TP.HCM có thêm 80 dự án cầu đường để giải quyết nạn ùn tắc
» TP.HCM sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng ngập nước tại trung tâm
» Tranh cãi đề án thu phí ôtô vào trung tâm TP.HCM
» Ngày chủ nhật không ôtô ở Singapore
» Bí thư Thăng: ‘Giải quyết ngay kẹt xe để yên dân’
» TP.HCM: Xây cầu hình N ở vòng xoay Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn
» TP.HCM chi hơn 1.000 tỷ giảm ô nhiễm môi trường ở Đa Phước
» TP.HCM không yêu cầu người dân chứng minh xe chính chủ
» 250 triệu USD xây tuyến metro vào sân bay Tân Sơn Nhất
» “Đừng để các địa phương tự quy hoạch, đua nhau làm sân bay, cảng biển”