Mỹ cảnh báo tiếp tục không kích Syria

 13:52 | Chủ nhật, 15/04/2018  0
Mỹ cảnh báo sẵn sàng không kích nếu Syria tiếp tục sử dụng vũ khí hóa học; Iraq quan ngại các nhóm khủng bố trỗi dậy sau cuộc tấn công vào Syria.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nickki Haley ngày 14.4 tuyên bố trước Hội đồng Bảo an rằng Washington sẵn sàng phát động một cuộc tấn công khác nếu chính quyền Syria tiếp tục sử dụng vũ khí hóa học.

"Tôi đã trao đổi với ngài Tổng thống sáng nay và ông ấy nói rằng nếu chính quyền Syria sử dụng khí độc một lần nữa, Mỹ sẽ 'lên đạn và khóa nòng'", Washington Post dẫn lời bà Haley phát biểu trong cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc do Nga kêu gọi tiến hành sau cuộc không kích của liên quân Mỹ - Anh - Pháp nhằm vào Syria. "Khi Tổng thống chúng tôi đã vẽ ra 'lằn ranh đỏ', ông ấy sẽ thực thi nó", bà nhấn mạnh.

Bà Nikki Haley trong cuộc họp khẩn tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 14/4 bàn về tình hình Syria. Ảnh: Reuters

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã họp khẩn bàn về cuộc không kích của liên quân Mỹ - Anh - Pháp vào Syria ngày 14.4. 

Ngoài đề nghị tiếp tục điều tra cáo buộc tấn công hóa học, ba nước đồng minh Mỹ, Anh, Pháp còn đệ trình một dự thảo nghị quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo tới Syria, áp dụng một lệnh ngừng bắn tại khu vực và yêu cầu Syria tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình do Liên Hợp Quốc dẫn dắt, AFP ngày 14.4 đưa tin.

Động thái trên cho thấy phương Tây đang muốn quay lại với giải pháp chính trị sau khi liên quân Mỹ - Anh - Pháp mở cuộc không kích nhằm vào Syria với lý do đáp trả vụ tấn công hóa học ở Douma, Đông Ghouta, hồi cuối tuần trước, cáo buộc mà Syria kiên quyết phủ nhận.

Phiên họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 14.4 về vấn đề Syria. Ảnh: AP.

Một dự thảo nghị quyết do Nga đệ trình lên án cuộc tấn công do liên quân Mỹ - Anh - Pháp tiến hành nhằm vào Syria đã không được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua ngày 14.4, New York Times đưa tin. Nga, Trung Quốc và Bolivia ủng hộ dự thảo song 8 thành viên khác của Hội đồng Bảo an bỏ phiếu chống. 

Cùng ngày, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi các quốc gia "kiềm chế" và tránh để xảy ra tình huống "vượt khỏi tầm kiểm soát" sau cuộc tấn công.

Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily A. Nebenzia trong khi đó cho rằng các cường quốc phương Tây đã thực hiện "hành động chống lại một quốc gia có chủ quyền đang đứng trên tuyến đầu trong cuộc chiến với khủng bố" mà không có bằng chứng về việc chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học.

Các tay súng phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ảnh: Reuters.

Trong diễn biến liên quan, Bộ Ngoại giao Iraq ngày 14.4 cảnh báo cuộc tấn công của liên quân Mỹ - Anh - Pháp vào Syria là một diễn biến "rất nguy hiểm," có khả năng tạo cơ hội cho các nhóm khủng bố trỗi dậy, AFPđưa tin.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iraq Ahmad Mahjoub nhấn mạnh các cuộc tấn công "đe dọa đến an ninh và ổn định trong khu vực" bởi nó sẽ góp phần giúp các phần tử khủng bố, vốn đã bị đẩy lùi khỏi Iraq và phần lớn lãnh thổ Syria, quay về hoạt động trở lại. Iraq cho hay họ cảm thấy "quan ngại" và kêu gọi xây dựng "một giải pháp chính trị đáp ứng được mong muốn của người dân Syria".

AFP ngày 14.4 đưa tin: ông Said Said, người đứng đầu một trung tâm nghiên cứu khoa học thuộc quận Barzeh, phía bắc thủ đô Damascus, Syria, nơi bị trúng tên lửa không kích của liên quân Mỹ - Anh - Pháp, khẳng định cơ sở trên không chế tạo hay sở hữu vũ khí hóa học.

Ngoài đề nghị tiếp tục điều tra cáo buộc tấn công hóa học, ba nước đồng minh Mỹ, Anh, Pháp còn đệ trình một dự thảo nghị quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo tới Syria, áp dụng một lệnh ngừng bắn tại khu vực và yêu cầu Syria tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình do Liên Hợp Quốc dẫn dắt, AFP ngày 14/4 đưa tin.

Động thái trên cho thấy phương Tây đang muốn quay lại với giải pháp chính trị sau khi liên quân Mỹ - Anh - Pháp mở cuộc không kích nhằm vào Syria với lý do đáp trả vụ tấn công hóa học ở Douma, Đông Ghouta, hồi cuối tuần trước, cáo buộc mà Syria kiên quyết phủ nhận.

Theo ông này, trung tâm khoa học tại quận Barzeh chủ yếu thực hiện những nghiên cứu không gây sát thương, điều chế thuốc giải nọc độc bọ cạp và nọc độc rắn, đồng thời tiến hành kiểm nghiệm các sản phẩm hóa học dùng trong chế biến thực phẩm, sản xuất dược phẩm và đồ chơi trẻ em.

Sputnik ngày 14.4 dẫn lời Thủ tướng tạm quyền Italy Paolo Gentiloni tuyên bố: "Các cuộc tấn công tên lửa đã được Mỹ và một số nước châu Âu tiến hành. Chúng tôi là đồng minh với họ và mối gắn kết giữa chúng tôi với Mỹ đặc biệt chặt chẽ nhưng ở thời điểm này, chúng tôi khẳng định và muốn làm rõ rằng các hỗ trợ hậu cần nhân danh Italy không đồng nghĩa với việc những cuộc không kích có thể được thực hiện từ lãnh thổ Italy", 

Ông Gentiloni, người đã chính thức từ chức sau cuộc tổng tuyển cử ngày 4/3, bày tỏ hy vọng hành động quân sự của Mỹ - Anh - Pháp nhằm vào Syria không làm căng thẳng leo thang, đồng thời kêu gọi một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria.

Tự An 

 

Nguồn Theo: Vnexpress
bài viết liên quan
TAGS
Syria
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.