Ngủ ngáy khi nào coi là bệnh?

 22:36 | Thứ bảy, 18/11/2023  0
Bạn đọc Đạt Quang (Đà Nẵng), hỏi: “Đi công tác chung tôi hay bị đồng nghiệp phàn nàn ngủ ngáy to. Tuy nhiên, ngủ ở nhà thì vợ tôi nói tiếng ngáy bình thường. Khi nào thì ngủ ngáy coi là bệnh?”

Ảnh minh họa: Shutterstock/VNE

ThS-BS. Hoàng Đình Hữu Hạnh (Khoa Thăm dò chức năng năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM): Ngủ ngáy có thể là sinh lý cũng có thể là bệnh lý. 

Với ngủ ngáy sinh lý: một số trường hợp khi bạn uống rượu bia làm giảm trương lực cơ, nhão cơ vùng hầu họng dẫn đến việc thở bằng miệng khiến rung nóc họng cũng như lưỡi gà sinh ra âm thanh (ngủ ngáy). Ngoài ra, nếu bạn làm việc quá nhiều và mệt mỏi vào ban ngày cũng là nguyên nhân khiến bạn ngủ ngáy. Tuy nhiên, những cơn ngáy này có thể là “ngáy ngắn hạn” diễn ra 1 - 2 đêm. 

Đối với ngủ ngáy bệnh lý: nếu bạn ngáy liên tục, dài hạn, ngày nào ngủ cũng ngáy thì đó là những triệu chứng gợi ý về mặt bệnh lý. Những bất thường có thể do dị tật bẩm sinh cũng có thể là những bệnh lý thứ phát: tăng cân 2 - 3 kg; những bệnh lý về mặt nhiễm trùng (viêm mũi dị ứng, viêm họng, phì đại amidan…) lúc này ngủ ngáy trở thành bệnh lý, triệu chứng thứ phát sau bệnh.

bài viết liên quan
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.