Từ vụ cá chết ở biển miền Trung:

“Nhảy slow” quanh thảm họa

 11:46 | Thứ tư, 04/05/2016  0

Quảng Trị cho biết bị thiệt hại 135 tỉ đồng, Quảng Bình 115 tỉ đồng. Riêng Hà Tĩnh dù chưa có số liệu cụ thể song từ thực tế đã xảy ra, có thể đánh giá tỉnh này bị thiệt hại nặng nề nhất.

Chính phủ đã kịp thời phát gạo cứu tế và chỉ đạo thu mua thủy - hải sản rõ nguồn gốc xuất xứ, cùng với đó là hàng loạt chính sách hỗ trợ như cấp tàu thuyền đánh cá, giảm lãi vay sắm ngư cụ.

Nhưng phải thừa nhận đó chỉ là những giải pháp tạm thời. Đến nay, sau một tháng xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, nguyên nhân chính thức vẫn chưa được xác định, hậu quả của thảm họa là hết sức nghiêm trọng và sẽ kéo dài.

Cũng chẳng ai dám đoan chắc trong thời gian tới thủy - hải sản còn chết nữa hay thôi (ngày 3-5, có hiện tượng nhiều đám cá lờ đờ trôi dạt vào bãi biển miền Trung), do đó những hệ lụy của đợt tai ương này chưa thể nói là đã dừng lại.

Người tiêu dùng đặt yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm lên trên hết, thủy - hải sản hay bất cứ mặt hàng nào khác ngoài giá tốt ra còn phải sạch thì họ mới mua. Cho nên, không thể níu kéo người tiêu dùng bằng lòng trắc ẩn của họ đối với ngư dân, bằng tình yêu của công dân với biển đảo quê nhà mãi được. Chỉ có chất keo kết dính duy nhất và vững bền là lòng tin.        

Những đợt phát động ăn cá biển ở các địa phương, những điểm thu mua thủy - hải sản được mở và hoạt động hết công suất… tất nhiên là rất hữu ích nhưng mang giá trị tinh thần là chủ yếu. Các hoạt động “phong trào” này không thể duy trì được lâu, bản thân nó cũng không đủ sức sống dài ngày bởi không vận hành theo quy luật thị trường. Người tiêu dùng đặt yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm lên trên hết, thủy - hải sản hay bất cứ mặt hàng nào khác ngoài giá tốt ra còn phải sạch thì họ mới mua. Cho nên, không thể níu kéo người tiêu dùng bằng lòng trắc ẩn của họ đối với ngư dân, bằng tình yêu của công dân với biển đảo quê nhà mãi được. Chỉ có chất keo kết dính duy nhất và vững bền là lòng tin.

Lúc này đây, phải là kết quả khoa học về nguyên nhân cá chết được thực hiện và công bố trung thực, khách quan mới đủ sức thu phục lòng tin của người tiêu dùng; cũng là để cứu ngư dân, ngư nghiệp. Đáng tiếc là đã 4 tuần rồi mà cái điều được bao người trông đợi ấy vẫn chưa nên hình hài dù cả nước đang sở hữu đến 24.000 tiến sĩ, 11.500 giáo sư và phó giáo sư, trong đó hàng ngàn người có học hàm, học vị chuyên trách về sinh hóa, môi trường…

Sự chậm chạp đó thể hiện năng lực xử lý khủng hoảng còn hạn chế. Với bất kỳ quốc gia nào, khi xảy ra thảm họa, người ta đánh giá mức độ chuyên nghiệp của các cơ quan thuộc Chính phủ thông qua những chính sách vĩ mô kịp thời, hữu hiệu chứ không phải các biện pháp tình thế. Biện pháp tình thế càng tung ra nhiều và càng kéo dài (như vụ cá chết hàng loạt), đồng nghĩa rằng đang bế tắc các giải pháp căn cơ.

Và người dân - không ai khác - đã, đang và sẽ tiếp tục gánh chịu thiệt hại. Dù Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Luật Dân sự đã quy định khá chi tiết về khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại về kinh tế và môi trường nhưng khả năng nguyên đơn đòi lại được những gì đã mất còn khó hơn… lên trời! Thay vì nghĩ đến chuyện xa vời đó, hãy tập trung lo cho sinh kế của người dân miền biển trước đã. Sự ổn định của sinh kế chính là cái gốc của ổn định xã hội và phát triển kinh tế. 

Người dân các vùng biển miền Trung lao đao vì thảm họa môi trường dẫn đến cá chết hàng loạt

Người dân các vùng biển miền Trung lao đao vì thảm họa môi trường dẫn đến cá chết hàng loạt

 Quang Huy - Người Lao Động

» Bộ NN&PTNT: Tạm ngưng thả nuôi thủy hải sản

» Đề xuất quy trình xử lý thủy hải sản chết từ Vũng Áng

 » “Tôi cũng đang mong đợi sự minh bạch và ứng xử văn minh”

» Nhìn từ chuyện Formosa: Nhu cầu minh bạch và ứng xử văn minh

» Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an điều tra vụ hải sản chết bất thường tại biển miền Trung

» Màu đỏ xứ ngộ

» Hội Nghề cá: Cá chết do chất độc, không phải do thủy triều đỏ!

» Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhận khuyết điểm vụ cá chết hàng loạt

» Nói thủy triều đỏ gây cá chết là thiếu căn cứ khoa học

» Họp báo 8 phút: Chưa có bằng chứng Formosa làm chết cá

» Nếu làm đúng quy trình xả thải, Formosa phải mất 2-3 tỷ USD

 » Hà Tĩnh cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý

» Trợ giúp pháp lý và thu thập chứng cứ cho ngư dân do cá chết

» Formosa từng gây ô nhiễm trên khắp thế giới

» Thêm 5 thợ lặn ở vùng biển Formosa vào viện

» Formosa: Nhập hóa chất nhưng súc xả đường ống bằng không khí và nước

» Sau 20 ngày, vẫn chưa biết vì sao cá biển chết hàng loạt

» Cá chết ven biển miền Trung: 'Tình hình rất nghiêm trọng'

» Tiểu thương miền Trung rầu rĩ ngồi nhìn cá ế

» Giọt máu đào thua ao nước lạ

» Trợ giúp pháp lý và thu thập chứng cứ cho ngư dân do cá chết

» Họp kín chiều 27.4: Quan ngại khả năng gây ô nhiễm môi trường từ KCN Vũng Áng và Formosa

» Thảm họa cá chết miền Trung: Nguồn độc có khả năng lan xuống tận Phú Quốc

» Từ bài học vụ Vedan: Có thể tìm ra thủ phạm gây cá chết ở Vũng Áng

bài viết liên quan
TAGS
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.