Kẹt xe ở đường Cộng Hòa đoạn gần cầu vượt lăng Cha Cả (quận Tân Bình, TP.HCM). Ảnh: Quốc Chiến
Việc xóa bỏ các tập tục đó thường xảy ra trong hai trường hợp: Từ bên trong, khi những người dân nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết bằng cách giao lưu với bên ngoài. Từ áp lực bên ngoài, có thể từ quyết định cấm của nhà nước.
Việc sử dụng xe máy của người Việt có nhiều điểm tương đồng với các lễ hội, tập tục trên. Và việc thay đổi thói quen, cách nghĩ về sử dụng xe máy cũng rất khó, đặc biệt với phạm vi rộng là một quốc gia. Quan điểm, suy nghĩ về việc sử dụng xe máy muốn thay đổi từ người dân hiện nay có 2 cách: Người dân mở rộng tầm nhìn ra thế giới và chính sách từ nhà nước cũng như các nghiên cứu giải pháp cụ thể để thay thế xe máy.
Trước đây, tôi cũng có quan điểm không ủng hộ việc cấm sử dụng xe máy. Tuy nhiên, tôi đã thay đổi khi ghé thăm TP Thâm Quyến - Trung Quốc. Đây là TP có nhiều điểm khá tương đồng với TP HCM về diện tích (khoảng hơn 2.000 km2) và dân số (hơn 11 triệu dân). TP này đã cấm sử dụng xe máy từ năm 2004, thay vào đó là các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện, ngoài ra còn có xe đạp và xe đạp điện.
Nhiều người viện dẫn các lý do để không thể cấm xe máy bởi nó đã trở thành thói quen của người dân, phù hợp với đường sá trong các ngõ hẻm của nước ta. Khi mà quy hoạch đường sá còn khá kém, từ đường lớn vào nhà đa số là các con đường nhỏ thì các phương tiện như ô tô, xe buýt không phù hợp. Tuy nhiên, xe máy lại là tác nhân gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn và rất nhiều vụ tai nạn giao thông gây thương vong lớn.
Ở các TP lớn như Hà Nội, TP.HCM, trung bình người dân chỉ di chuyển khoảng 30 km/ngày. Vì mật độ phương tiện cao nên tốc độ di chuyển khá thấp (chỉ khoảng 30-40 km/giờ). Đáp ứng các đòi hỏi này, xe đạp điện và xe đạp sẽ là giải pháp thay thế phù hợp. Để bảo đảm cho nguồn pin dự trữ, có thể người dân mang thêm một bình ắc quy hoặc nhà nước hỗ trợ xây dựng các điểm sạc pin cho xe đạp điện; các công ty kinh doanh về pin xe đạp điện. Các công ty này nạp điện cho xe đạp điện như các trạm xăng hiện nay. Các trạm nạp điện có thể học hỏi kinh nghiệm của Israel.
Việc thay thế xe máy bằng phương tiện giao thông công cộng, xe đạp, xe đạp điện để hướng tới cuộc sống xanh là cần thiết. Tuy nhiên, việc thay thế cũng nên được thực hiện theo lộ trình để không lãng phí một số lượng khổng lồ các xe máy. Do vậy, trước mắt chỉ nên áp dụng cấm xe máy trong khu vực trung tâm của các TP và không cấp đăng ký mới nữa. Ngoài ra, để bảo đảm an toàn, nên đưa ra thời hạn sử dụng xe máy.
Thiết nghĩ, việc thay đổi thói quen cũng như tước bỏ quyền sử dụng xe máy ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân người sở hữu nên cấm xe máy ngay lập tức sẽ gặp không ít cản trở. Nói cái nghèo để sử dụng xe máy thì chưa chắc đã đúng bởi cố đô Yangon - Myanmar vẫn không có những con đường xe máy đông đúc, inh ỏi như chúng ta.
Quyết định cấm xe máy theo lộ trình là một hướng đi đúng đắn hướng người Việt đến văn minh.
Trần Đức Tuấn
» Chuyên gia đề xuất cấm xe máy để giảm ùn tắc ở TP.HCM
» 'Cứ làm tốt vận tải công cộng, người dân sẽ tự ý thức từ bỏ xe máy'
» Sở Giao thông Hà Nội: Sẽ cấm xe máy không phân biệt ngoại tỉnh
» TS Nguyễn Văn Lạng: 'Để xe máy chạy trong nội thành là sai lầm'
» Cấm cửa xe máy ngoại tỉnh là phân biệt đối xử
» Hà Nội cấm xe máy: Tôi ủng hộ, nhưng đừng dùng từ “ngoại tỉnh”!
» Đề xuất cấm xe máy ngoại tỉnh vào Hà Nội từ năm 2021
» TP.HCM lập đường dây nóng nhận phản ánh, góp ý về chống ngập
» TP.HCM đề xuất tăng chuyến bay đêm nhằm giảm kẹt xe
» Kẹt xe cả ngày khắp thành phố, người đi đường kiệt sức
» Thu phí sử dụng xe hơi vào trung tâm - bữa trưa không miễn phí
» The Economist ví giao thông Việt Nam như “ác mộng”
Theo Người Lao Động