Xuất bản 4.0 ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực văn hoá xuất bản, từ tổ chức, qua các thủ tục, truyền thông và nhân viên đến văn hoá lãnh đạo. Nếu không có suy nghĩ thay đổi này, nhà xuất bản sẽ không thể triển khai xuất bản 4.0.
Với những bối cảnh thị trường xuất bản thế giới đang tiếp tục thay đổi nhanh chóng, giới xuất bản cần phải quan tâm hơn đến việc xuất bản điện tử và kiểm soát nội dung của xuất bản điện tử. Cần đưa ra các hướng dẫn và chế tài cụ thể cho việc xuất bản điện tử, tạo nhiều kênh truyền thông nâng cao nhận thức bạn đọc về việc tiêu thụ nội dung của ấn phẩm điện tử.
Tiến trình phát triển của xuất bản, hiện tại, chúng ta đang ở giữa giai đoạn thứ 3, người dùng được phản hồi với xuất bản phẩm, và được đáp ứng với phản hồi đó.
Từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến Xuất bản 4.0
Nếu những đơn vị xuất bản không bắt nhịp kịp thời với xu thế 4.0 thì chắc chắn sẽ tụt lùi hoặc bị xóa sổ trên bản đồ xuất bản của thế giới.
Xuất bản trước cơn bão Cách mạng công nghiệp 4.0
Khoảng 5 năm gần đây ngành sách và văn hóa đọc ở Việt Nam đã chuyển mình rất nhanh. Các hội sách được tổ chức khắp nơi, từ Hà Nội, HCM đến các tỉnh thành như Phú Thọ, Bắc Ninh, Hải Phòng, Nam Định, từ các trường Tiểu học đến các trường Đại học..
Cách đây khoảng 10 năm chúng ta chỉ có một hội sách lớn vào tháng 3 tại HCM thì giờ là các hội sách xuyên suốt quanh năm tại thành phố lớn, chuyển dịch từ hội sách offline sang hình thức hội sách online như trên website của trang Tiki.vn hay trang Fahasa.com.vn.
Trước đây sách được bày bán lộn xộn tại các sạp sách vỉa hè hay ở các cửa hàng sách của các đơn vị phát hành sách thì giờ đây ở Hà Nội và Hồ Chí Minh có 4 - 5 điểm đến dành cho người yêu sách thường xuyên mà điển hình là Đường sách Nguyễn Văn Bình (TP HCM) và Phố sách 19 tháng12 (Hà Nội). Hiện nay ngoài sách giấy chúng ta có rất nhiều lựa chọn như sách điện tử, sách audio hay thậm chí những file điểm sách rút gọn nội dung để độc giả có thể tiết kiệm thời gian đọc.
Uber, Grab đã làm thay đổi ngành vận chuyển hành khách một cách nhanh chóng, Facebook đã làm thay đổi ngành báo chí và truyền hình, vậy thì nội dung số (sách điện tử, sách audio,…) cũng sẽ làm thay đổi ngành xuất bản.
Cách đây gần 1 năm, khi khái niệm Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) được truyền tải về Việt Nam, nhiều người không hiểu về nó. Những người làm xuất bản tự hỏi, liệu cuộc cách mạng này có ảnh hưởng gì đến ngành xuất bản Việt Nam và thế giới hay không?
Rõ ràng, câu trả lời là “Có”. Nó đang ảnh hưởng rất sâu sắc. Ngành xuất bản đang có bước chuyển dịch nhanh chóng sang môi trường internet, điện tử, nếu những đơn vị xuất bản không bắt nhịp kịp thời với xu thế 4.0 thì chắc chắn chúng ta sẽ tụt lùi hoặc bị xóa sổ trên bản đồ xuất bản của thế giới.
Ngày càng nhiều người sử dụng ebook, hiện trạng đó đặt ra vấn đề sinh tồn với ngành xuất bản gắn với công nghệ in ấn trên giấy.
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra do ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Giờ đây, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học.
Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang tiến triển rất nhanh, phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. CMCN 4.0 được dự đoán sẽ diễn ra trên ba lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
Công nghiệp 4.0 nghĩa là tự động hoá, số hoá và kết nối mạng lưới các quá trình thiết kế, sản xuất, thông tin, truyền thông và quản lý. Khi áp dụng cho ngành xuất bản, điều đó có nghĩa là các nhà xuất bản có thể tăng hiệu quả của các hình thức công bố đa phương tiện bằng cách triển khai các giải pháp công nghệ thông tin linh hoạt hiện đại.
Phương tiện truyền thông kỹ thuật số và in có thể được liên kết thông qua các mô hình kết hợp giúp mở rộng trải nghiệm của người dùng. Điều này cho phép cung cấp các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo mới có thể được cá nhân hoá. Với xuất bản 4.0, phương pháp tiếp cận khách hàng sẽ thay đổi.
Trong tương lai, tất cả mọi điều mà các nhà xuất bản làm đều đặt trọng tâm vào người đọc (người dùng).
Xuất bản 4.0 diễn ra như thế nào?
Một nghiên cứu vào cuối 2016 tại trường Đại học Friedrich Alexander, Đức mang tên "Xuất bản 4.0 - Cơ hội, Yêu cầu, Khái niệm" cho thấy cách các nhà xuất bản có thể tham gia Xuất bản 4.0 thông qua các dịch vụ, phương tiện kết hợp và các dịch vụ nội dung số, được tóm tắt trong 10 điểm chính:
1. Xuất bản theo mô hình Công nghiệp 4.0:
Xuất bản 4.0 đề cập đến những thay đổi ngày càng nhanh chóng trong các lĩnh vực xã hội, công nghệ, phương tiện truyền thông, khách hàng và mô hình kinh doanh. Chuỗi quá trình, từ sáng tạo đến tiếp thị, luôn luôn có thể được điều chỉnh phù hợp với các công nghệ mới và mô hình kinh doanh.
Trọng tâm là tăng sự sử dụng của khách hàng bằng các dịch vụ nội dung ngày càng tăng (thay vì tăng số lượng ấn phẩm), tăng cường kết nối với khách hàng và đối tác. Việc quan sát những thay đổi môi trường cạnh tranh và những yêu cầu của khách hàng sẽ được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong xuất bản 4.0. Thách thức đối với các nhà xuất bản là văn hóa doanh nghiệp đó có thể đáp ứng những yêu cầu liên tục thay đổi.
2. Từ Truyền thông kết hợp đến Dịch vụ Nội dung:
Định hướng khách hàng một cách nhất quán là cốt lõi của Xuất bản 4.0. Việc xuất bản nội dung đa phương tiện trên tất cả các kênh truyền thông là bước đầu tiên hướng tới xuất bản 4.0. Thông qua định hướng khách hàng nhất quán và dựa trên cơ sở xử lý nội dung số, ngữ nghĩa, kết nối nhiều sản phẩm với các thông tin của khách hàng, các hình thức truyền thông mới có thể tạo ra các dịch vụ nội dung được cá nhân hóa.
Có thể kết nối mạng truyền thông vật lý và kỹ thuật số dưới dạng phương tiện chuyển đổi "phương tiện lai/kết hợp", ví dụ: xuất bản dưới hình thức thực tế tăng cường ảo (ví dụ như hình ảnh nhân vật trở nên sống động khi dùng điện thoại thông minh scan lên các bức hình được in trên sách).
Khái niệm Xuất bản 4.0 không chỉ cung cấp các phương pháp tiếp cận mới cho các sản phẩm và dịch vụ, mà còn cho cả tiếp thị: kết nối với độc giả thông qua các nền tảng và các thiết bị giúp đáp ứng được nhu cầu của độc giả cho phép kiểm soát tiếp thị đối với hồ sơ khách hàng cá nhân, để độc giả nhận thức và mua sản phẩm và dịch vụ.
3. Với xuất bản 4.0, độc giả trở thành người dùng chuyên nghiệp
Người sử dụng phương tiện truyền thông có thể trao đổi ý tưởng cho mọi người, không chỉ chia sẻ các kênh truyền thông xã hội mà còn có thể biên soạn hoặc thậm chí tạo ra các sản phẩm truyền thông của riêng mình trên nền tảng nội dung. Để đo lường dữ liệu sử dụng của người dùng này cũng như các khả năng cải tiến cho việc phát triển và tiếp thị sản phẩm, trước hết các Nhà xuất bản cần cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hướng tới khách hàng, thu thập thông tin từ phân tích dữ liệu để quản lý sản phẩm sáng tạo.
4. Mô hình kinh doanh yêu cầu sản phẩm và quy trình
Việc chuyển đổi các nhà xuất bản chuyên nghiệp sang các nhà cung cấp dịch vụ và cung cấp thông tin được cho là xu thế phát triển trong Xuất bản 4.0. Trọng tâm không phải là bản thân sản phẩm, mà là các quy trình định hướng khách hàng, có thể hỗ trợ năng động và tính linh hoạt của mô hình xuất bản 4.0.
5. Các biến thể của sản phẩm và dịch vụ đa phương tiện cần được tự động hóa, chuẩn hóa và mô hình hóa nghiệp vụ
Tiêu chuẩn hoá tạo cơ sở cho việc triển khai xuất bản 4.0: điều này làm cho các quy trình dễ quản lý hơn và do đó hiệu quả hơn, để tự động hoá và chia sẻ công việc. Nhà xuất bản sử dụng và điều chỉnh các tiêu chuẩn hiện có.
Để phát triển các sản phẩm và dịch vụ xuất bản 4.0 và lựa chọn hệ thống sản xuất, nên kết hợp các cách tiếp cận: Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ, Các mô hình quy trình, chẳng hạn như bản đồ câu chuyện, Các tiêu chuẩn chất lượng như HTML, XML, E-Pub, hoặc DocBook, Docx…
6. Nội dung cần phải được xử lý theo cách thông minh và có thể đọc được bằng máy
Một cơ sở khác cho xuất bản 4.0 là tạo ra các tài liệu có cấu trúc và dữ liệu để có thể xử lý tự động. Đối với điều này, lưu trữ dữ liệu dựa trên phương tiện truyền thông trong XML và ghi âm có cấu trúc trong các tiêu chuẩn tài liệu như DocBook hoặc TEI. Ví dụ thông qua các kịch bản chuyển đổi, dữ liệu được chuyển đổi tự động khi được sử dụng trên nền tảng hệ thống khác, hoặc kết nối bằng dữ liệu mở được liên kết.
7. Xuất bản 4.0 có 4 mô hình kinh doanh:
Mô hình tập trung vào in ấn, tác phẩm in. Mô hình giữa các phương tiện truyền thông về việc tạo và phân phối nội dung trên các kênh khác nhau. Mô hình hỗn hợp là liên kết vật lý với phương tiện kỹ thuật số. Mô hình 4.0 xuất bản là về việc tạo ra các dịch vụ nội dung dựa trên nền tảng và khách hàng.
8. Xây dựng ngôn ngữ chuẩn cho mô hình và quy trình xuất bản
Việc xây dựng mô hình và quy trình xuất bản bằng các ngôn ngữ chuẩn đơn giản là cơ sở cho việc triển khai thành công xuất bản 4.0.
9. Xuất bản 4.0 đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin mở
Theo đó toàn bộ quy trình công việc từ tác giả thông qua các biên tập viên tới độc giả và người bán hàng cần đồng bộ tương ứng. Để thực hiện xuất bản 4.0, tất cả những người tham gia trong chuỗi giá trị phải được tham gia thông qua cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, dựa trên nền tảng internet.
10. Xuất bản 4.0 có nghĩa là thái độ đối với sự thay đổi vĩnh viễn yêu cầu của khách hàng, môi trường cạnh tranh và mô hình kinh doanh.
Khái niệm "Xuất bản 4.0" được điều chỉnh tối ưu đến những thay đổi ngày càng nhanh chóng trong các lĩnh vực xã hội, công nghệ, phương tiện truyền thông, khách hàng và mô hình kinh doanh.
Chuỗi quá trình, từ sáng tạo đến tiếp thị, luôn luôn có thể được thích nghi với các công nghệ mới và mô hình kinh doanh. Trọng tâm là tăng sự sử dụng của khách hàng bằng các dịch vụ nội dung ngày càng tăng (thay vì các sản phẩm) và tăng cường kết nối với khách hàng và đối tác.
Trần Phương Thảo