Cần kiểm soát giá gas ở cả khâu phân phối

 15:22 | Thứ năm, 26/06/2014  0

Theo giải thích của bộ Công thương, nguyên nhân giá gas trong nước tăng chủ yếu do áp lực từ thị trường thế giới. Tại thời điểm hiện nay, gas thế giới đang chào bán ở mức trên 1.000USD/tấn, tăng khoảng 274USD/tấn so với hồi đầu tháng mười một. Với mức giá mới này, tính thẳng ra, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng sẽ tăng lên 480.000 - 510.000 đồng/bình 12kg (tuỳ từng thương hiệu gas), đây là mức giá cao nhất kể từ tháng 2.2012. Trong khi đó, thị phần gas sản xuất trong nước đang chiếm khoảng 57,68%, còn lại là nhập khẩu. Tính trung bình mỗi tháng Việt Nam nhập khẩu khoảng 52.160 tấn gas để bù vào nguồn cung thiếu hụt. Cùng với đó, mặt hàng khí hoá lỏng (LPG) tuy thuộc danh mục bình ổn, có kê khai giá, đăng ký giá nhưng lại do thị trường quyết định.

Vẫn theo bộ Công thương, khi biến động các thông số đầu vào, doanh nghiệp đầu mối chỉ trình liên bộ Tài chính - Công thương xem xét, nếu đảm bảo đúng quy định thì giá sẽ được điều chỉnh.

Mấy hôm nay, báo chí lại đưa tin các đại gia gas thu về 1.895 tỉ đồng chỉ mới sau một ngày tăng giá gas. Con số này được tính toán: với khối lượng cổ phiếu đang lưu hành là 1.895.000.000 cổ phiếu, sau phiên tăng giá ngày 2.12, gas đã có món lợi khổng lồ chỉ sau một phiên giao dịch.

Giá gas tăng cao gây sốc vì nó là mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân và cả nền kinh tế; nó cũng là cơ hội đem lại lợi đơn lợi kép cho một “nhóm lợi ích”. Giá cả lên hay xuống là chuyện bình thường của thị trường nhưng nếu nhìn kỹ vào cơ chế quản lý hiện nay thì ngoài “qui luật thị trường”, giá cả còn phụ thuộc vào những yếu tố khác - như lời bà thứ trưởng bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa - việc kiểm soát giá sas trong nước phải xuất phát từ chính khâu phân phối chứ không thể chỉ quản lý với giá đầu vào.

Hệ thống phân phối gas hiện qua rất nhiều khâu trung gian nên khi tới tay người tiêu dùng, giá bị đội lên rất nhiều. Chính vì vậy, ngoài yếu tố bất khả kháng là đầu vào tăng, cần thấy rõ khả năng “nảy sinh quan hệ” giữa nhóm lợi ích với những yếu kém hay kẽ hở trong quản lý nhà nước chứ không đơn giản chỉ là “yếu tố thị trường”. Tôi đồng tình với chỉ đạo của bà thứ trưởng :”Cần kiểm soát giá gas trong nước ngay từ khâu phân phối, giảm khâu trung gian, giảm đầu cơ, không để lũng đoạn thị trường gây ảnh hưởng cho người tiêu dùng,”

Nguyễn A (Bình Thạnh, TP.HCM)

bài viết liên quan
TAGS
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.