CBRE: nên giới hạn cấp phép các dự án bờ Tây để phát triển Thủ Thiêm

 00:00 | Chủ nhật, 17/04/2016  0

Trọng tâm phát triển tại Thủ Thiêm là bất động sản thương mại và văn phòng, tuy nhiên phía bên bờ Tây sông Sài Gòn có sẵn nguồn cung thương mại dồi dào với quy mô khá tương đồng. Việc triển khai thêm các dự án hiện nay song song bên bờ Tây (khu trung tâm hiện hữu) sẽ càng khiến “hòn ngọc” Thủ Thiêm mất điểm.

“Nên giới hạn việc cấp phép đầu tư vào các dự án lớn tại khu vực bờ Tây sông Sài Gòn, nếu không sẽ có nguy cơ làm loãng sức hút của khu đô thị mới Thủ Thiêm”, theo CBRE.

Thủ Thiêm sẽ có tòa nhà 86 tầng, cao nhất Việt Nam, thuộc dự án Empire City của liên doanh giữa công ty Trần Thái – Tiến Phước  
và Denver Power (UK). (Ảnh: phối cảnh Empire City)

Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc kiêm Trưởng bộ phận nghiên cứu và tư vấn CBRE Việt Nam, chủ đầu tư hiện không thể toàn quyền quyết định về tầm nhìn, ngân sách cũng như nhân sự cho dự án. Các quyết định được phê duyệt thường mất nhiều thời gian trong khi cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ và giá đất cao. “CBRE tin rằng để một dự án được ví như “Phố Đông của Sài Gòn” sớm đi vào hoạt động đòi hỏi những quyết sách mới triệt để hơn”.

Cần rút ngắn thời gian xét duyệt và cấp phép cho các dự án FDI để giải tỏa được nhiều quan ngại có thể cản trở quyết định đầu tư; giảm thiểu nguy cơ đầu cơ và ngăn giá đất không bị đẩy lên cao đến mức “không thể chạm tới”, những nỗ lực sẽ giúp Thủ Thiêm có thể hấp dẫn vốn đầu tư và sớm đưa khu đô thị này thành trung tâm tài chính và kinh tế của thành phố.

Thủ Thiêm từ nhiều năm nay được đánh giá có vị trí lý tưởng để trở thành Phố Đông của TP.HCM và định hướng phát triển cho khu vực này từ năm 1997. Sở hữu quỹ đất đến 657 ha và hiện 99% diện tích đã được bồi thường giải tỏa, có 382 héc-ta có thể nhanh chóng phát triển nhà ở cho hơn 26.600 căn hộ và 334 héc-ta khác để phát triển các khu thương mại.

Hiện tại, phần lớn Thủ Thiêm là khu đất trống, đã được kết nối với bờ Tây thông qua một đường hầm và một chiếc cầu, bốn cây cầu khác và một tuyến tàu điện ngầm đang được thi công hoặc lên kế hoạch triển khai. Dự án nhà ở đầu tiên của Đại Quang Minh đã được mở bán từ tháng 7 rồi với mức giá 2.000-2.800USD/m2. 

Nhiều dự án lớn đã được cấp phép tại khu đô thị này như liên doanh giữa công ty bất động sản Trần Thái – công ty Tiến Phước và Denver Power (UK) đầu tư 1,2 tỉ USD để phát triển dự án Empire City Complex trên 15 héc-ta với toà nhà 86 tầng, khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại và một toà nhà văn phòng; tập đoàn Lotte của Hàn Quốc và đối tác Nhật Bản (Mitsubishi và Toshiba) được chấp thuận đầu tư 2 tỉ USD cho dự án Eco Smart City 10 héc-ta; khu đô thị Đại Quang Minh trong tương lai rộng 150 héc-ta…

CBRE cho rằng: “Chủ đầu tư khu đô thị mới Thủ Thiêm là một công ty thuộc sở hữu nhà nước (Ban Quản lý khu đô thị mới Thủ Thiêm) nhưng không nắm toàn quyền quyết định về tầm nhìn, ngân sách cũng như nhân sự cho dự án này. Mọi quyết định đều phải được chính quyền thành phố phê duyệt và thường mất rất nhiều thời gian”. Theo đó CBRE đưa ra thông điệp: “Thủ Thiêm cần được xác định là dự án ưu tiên cấp quốc gia với sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ phía chính phủ”.

Tuyết Ân

» Doanh nghiệp bất động sản lo ngại thị trường lại 'sốt ảo'

» Bất động sản 2016: xu hướng tăng giá, cẩn trọng với tăng trưởng nóng

» Năm 2015, sôi động M&A dự án bất động sản TP.HCM

» Bamboo Capital sở hữu bất động sản nào?

» TP.HCM cấp phép cho siêu dự án 30.000 tỷ cùng hàng loạt dự án

» Ngân hàng Nhà nước kiến nghị gia hạn giải ngân gói 30.000 tỉ

» Từ 31.3, dừng cho vay gói tín dụng 30.000 tỉ đồng

» Hưng Thịnh mở dự án thứ hai ở khu Đông

» Schneider Electric làm đối tác cung cấp giải pháp năng lượng cho Sacomreal

» HSBC: Sản xuất tăng trưởng tiếp tục nâng đỡ nền kinh tế

 

bài viết liên quan
TAGS
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.