Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà báo, cây bút, tác giả ảnh: Phương Bối, Nguyễn Thế Thanh, Nguyễn Tường Bách, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Nguyễn Trương Quý, Khải Đơn, Đặng Hùng Võ, Trần Trung Chính, Duy Thông, PGS-TS. Lưu Ðức Hải, TS-KTS. Lê Thị Bích Thuận, TS. Nguyễn Minh Hòa, Thượng Tùng, Võ Anh Vũ, Ninh Hạ, Nguyễn Hoàng Bích, Duy Đức, Việt Đan, Hoàng Tấn, Phạm Anh, Danh Khang, Trung Dũng, Người Già Chuyện, Mớ, Nguyễn Đức, Phạm Tuấn…
>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010
>> Danh sách các đại lý, sạp báo bán Tạp chí Người Đô Thị
CÂU CHUYỆN ẢNH BÌA
Ngày 4.12.2024, công trình “Bờ Vở - Nhà Rừng” dưới chân cầu Long Biên (Hà Nội) đã khánh thành. Dự án của nhóm Hanoi Ad hoc do KTS. Mai Hưng Trung sáng lập, kết hợp cùng các đơn vị khác triển khai.
Công trình Nhà Rừng sẽ tham gia triển lãm ở Venice Architecture Biennale 2025.
Trong cuộc trò chuyện với Người Đô Thị về các vấn đề quy hoạch lẫn kiến trúc ở các đô thị và nông thôn Việt Nam hiện nay, Mai Hưng Trung - kiến trúc sư người châu Á đầu tiên đoạt giải thưởng quy hoạch kiến trúc lớn nhất tại châu Âu Europan trong 3 kỳ liên tiếp - đã thẳng thắn bày tỏ những góc nhìn độc đáo.
Bài: Phương Bối - Ảnh: Danh Khang
Quy hoạch không gian đô thị Việt Nam: Cần chuyển từ “tư duy 2D” sang 4D (Đặng Hùng Võ). Quy hoạch các khu dân cư đô thị và khu dân cư nông thôn đã bước vào kỷ nguyên thông minh khi đứng trước bối cảnh phải đẩy nhanh quá trình đô thị hóa theo hướng hiện đại. Sự thay đổi này đòi hỏi phải thay đổi tư duy về quy hoạch…
Những thị trấn núi đang đánh mất mình (Trần Trung Chính). Một thị trấn du lịch núi cần được là chính nó, là Cốc Pài của người Nùng với rừng cây phay, người La Chí với cây Tả Sử Choóng trên Hoàng Su Phì... Là bản sắc giúp một thị trấn miền núi thu hút du khách bằng cách cung cấp cho họ những hình ảnh, trải nghiệm không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác…
Chuyện “giữ mình” của làng rau Trà Quế (Hoàng Tấn - Phạm Anh). Danh tiếng “Làng du lịch tốt nhất thế giới” sẽ thu hút thêm nhiều du khách đến làng rau Trà Quế nhưng cũng đem lại những thách thức cho làng rau hơn 300 năm tuổi này…
Bảo tồn biệt thự cũ tại TP.HCM: Còn lắm gian nan (Thượng Tùng). UBND TP.HCM đã nhận bàn giao cụm 7 căn biệt thự cũ nằm trên khu đất 3,7 ha tại số 1 Lý Thái Tổ, quận 10. Đây là những công trình xây dựng trước 1975, từng thuộc quyền sở hữu của “vua địa ốc” Hứa Bổn Hòa. Hiện khu đất vàng đang thu hút sự quan tâm từ nhiều nhà đầu tư bất động sản...
Những vệt đất trên gân bàn tay (Khải Đơn). Những chiếc hồ là hình hài của thịt đất, của một vùng khổng lồ bị ăn vào, khoét sâu, kiếm tìm những nguyên tố sẽ tạo nên những khối pin lithium giúp hàng triệu chiếc xe hơi điện xuất hiện. Số phận của đất không chỉ mang hình hài của đất, mà còn mang gương mặt và ước vọng của con người đang hút cạn đất...
Ông nội AI cũng thua! (Người Già Chuyện)
KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN
Năm 1999, khi Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng ra đời, mới có một phần năm dân số Việt Nam sống trong các đô thị. Hiện nay, thị dân đã chiếm hơn một phần ba dân số. Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng đã song hành trong tiến trình 25 năm xây dựng đô thị Việt Nam với trọng trách biểu thị bằng hình thái của một tam giác hài hòa giữa: nhà nghiên cứu khoa học - nhà tư vấn - tiếng nói phản biện giám định xã hội.
Đảm nhiệm góc thứ ba của tam giác với nhiệm vụ phản biện giám định xã hội, Tạp chí Người Đô Thị được khởi sự từ năm 2006, thoát xác thành bộ mới từ 2014, mười năm qua còn cất lên tiếng nói về tổ chức đời sống đô thị để các thị tứ hôm nay và ngày mai không chỉ gồm những tòa nhà “cao, cao mãi” như lời một bài hát, không chỉ là những đô thị để sống, mà còn phải là nơi đáng sống.
Chuyện một nữ đại tá con quan, vợ tướng (Nguyễn Thế Thanh). Nghề báo đã giúp tôi khám phá nhiều câu chuyện về những gia đình đặc biệt. Nhiều người xuất thân trong gia đình quan lại phong kiến, họ đã lên căn cứ, ra mặt trận và đóng góp trọn sức mình cho đất nước và nhân dân. Trước hết là về mối lương duyên rất đẹp giữa thầy giáo Cao Văn Khánh trường Quốc Học Huế và cô nữ sinh Đồng Khánh Nguyễn Thị Ngọc Toản…
Tìm “chữa lành” trong cuộc khủng hoảng tôn giáo. Người Đô Thị trích đăng cuốn sách dự kiến phát hành tháng 12.2024: “Cân bằng trong khủng hoảng” (Phanbook & NXB Hội Nhà Văn, 2024). Đây là tác phẩm luận thoại của hai tác giả thuộc hai thế hệ, sống ở hai khung cảnh và có hai truyền thống tôn giáo khác nhau: Nguyễn Tường Bách sinh năm 1948, sống tại Đức, là một trí thức Phật giáo; Nguyễn Vĩnh Nguyên sinh năm 1979, sống tại Sài Gòn, là một Kitô hữu…
Tên cha ông là ngọn đèn thành phố (Nguyễn Trương Quý). Ở một thành phố vốn dĩ đậm đặc những lớp lang quá khứ như Hà Nội, kho tàng tên phố mang tên người cung cấp một lịch sử biến động của thời đại. Đặt tên tiền nhân cho đường phố là một sự ký thác những khung giá trị cho đời sống thời đại đó.
Một nhà lâm học của Đà Lạt năm xưa (Nguyễn Hoàng Bích). Có dịp làm việc với những công nhân từng được kỹ sư Tài dẫn dắt ở hai trạm Lang Hanh và Măng Lin, tôi hiểu thêm và trân trọng nhân cách của một nhà lâm học trước những bước ngoặt trên con đường nghiên cứu gập ghềnh…
Chiêm ngưỡng di sản Ấn tượng của Monet (Ninh Hạ). Khu vườn ở Giverny là tâm huyết lớn nhất của Monet. Ông tự nhận định “khu vườn là kiệt tác đẹp nhất của tôi”. Ông tiêu tốn rất nhiều tiền vào khu vườn và đưa về đây rất nhiều loài thực vật độc đáo. Nhiều người nhận định khi ông lấy cảm hứng từ khu vườn để vẽ, Monet tạo ra tác phẩm của mình hai lần…
Tranh truyện: Người hỗ trợ (Mớ)
Cựu người mẫu Phan Như Thảo cắt túi mật: Lời cảnh báo cho giảm cân sai cách! (Nguyễn Đức - Phạm Tuấn). Phan Như Thảo cho biết cô đã trải qua ca phẫu thuật cắt túi mật cách đây vài tháng sau khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả. Bác sĩ khuyến cáo, thực hành các cách sụt cân đột ngột để giảm béo làm tăng nguy cơ tạo sỏi mật...
Cùng nhiều thông tin đời sống đô thị thú vị khác, Người Đô Thị số 151 với giá bán: 25.000 đồng, phát hành rộng rãi trên các sạp báo toàn quốc từ ngày 22.12.
Trân trọng mời bạn đọc,
Người Đô Thị
>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010