Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà báo, cây bút: Đoàn Khắc Xuyên, Hồ Anh Thái, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Trương Quý, Phúc Tiến, Phạm Công Luận, Nguyễn Hàng Tình, Võ Diệu Thanh, PGS-TS. Tôn Nữ Quỳnh Trân, TS. Hoàng Anh Tuấn, TS. Trương Hoàng Trương, Nguyễn Á, Trâm Anh, Quốc Ngọc, Hoàng Duy Long, Trần Trung Chính, Thượng Tùng, Võ Tiến, Thiên An, Ninh Hạ, Trà My, Người Già Chuyện, Mớ, Hoài Nam, Hữu Đức, Nguyễn Thị Nguyệt, Bùi Thị Tường Vi…
>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010
>> Danh sách các đại lý, sạp báo bán Tạp chí Người Đô Thị
CÂU CHUYỆN ẢNH BÌA
Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global, trụ sở tại Paris - Pháp) đang thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ do TP.HCM đặt hàng về “Xây dựng chiến lược phát triển hình ảnh, thương hiệu TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Muốn xác định thương hiệu một thành phố, không thể không bàn đến những giá trị cốt lõi làm nên căn tính của nó. Nhân kỷ niệm 49 năm ngày hòa bình, thống nhất đất nước (1975 - 2024), Người Ðô Thị có cuộc trò chuyện đa chiều với nhà đô thị học PGS-TS. Tôn Nữ Quỳnh Trân, cùng ghi nhận một số ý kiến của chuyên gia, nhà quản lý, thị dân Sài Gòn về những giá trị cốt lõi của Sài Gòn, nay là TP.HCM.
Quốc Ngọc - Trà My thực hiện - Ảnh bìa: Nguyễn Á
Kênh đào Funan Techo - tình thế tuyệt vọng của nguồn nước Cửu Long (Hoàng Duy Long). Nhà nghiên cứu cấp cao Brian Eyler - Giám đốc Chương trình Ðông Nam Á và chương trình Năng lượng, Nước và Bền vững tại Trung tâm Stimson (Mỹ) nhận định Funan Techo sẽ cần hơn 80 triệu mét khối nước và điều này sẽ làm cạn kiệt mực nước sông Cửu Long. Nhà nghiên cứu James Borton đề xuất Campuchia và Việt Nam nên thu hút các nhà khoa học và kỹ sư của hai nước cùng nghiên cứu kỹ lưỡng quy hoạch kênh đào Funan Techo...
Khát! (Bút ký Nguyễn Hàng Tình). Ðang trên non cao mà khí trời đặc quánh lại, chẳng loãng ra theo quy luật thông thường về độ cao. Ðó đây ở Kon Tum, Gia Lai, Ðăk Lăk, Ðăk Nông, Lâm Ðồng hay Bình Phước... vườn rẫy gồng mình lên. Do thiếu nước nên đây đó trong các rẫy, trên cành cà phê những lớp trái non vừa đậu sau khi trút xong nhụy bông đã khô quắt lại, xám đen cả cành...
Dưới mái trường của đám trẻ di cư (Thượng Tùng). Trường phổ cập Tam Hà (TP. Thủ Ðức) là cơ sở giáo dục ưu tiên tiếp nhận học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Mỗi em có một hoặc hơn một rào cản tiếp cận hệ thống giáo dục công lập lẫn tư thục. Những thân phận hẩm hiu được gột rửa, nâng đỡ. Trường giàu tình thương, trò hạnh phúc…
Chuyện đồ hộp ở miền Nam hồi đó... (Phạm Công Luận). Từ cuối năm 1959, Sở Kỹ nghệ Ngư sản ở miền Nam đã nghiên cứu phương pháp chế biến và bảo tồn các sản phẩm ngư nghiệp bằng cách làm đồ hộp phù hợp hương vị của người Việt: cá kho với nước mắm hay tương, thịt heo xắt lát đóng hộp, đậu trắng nấu thịt,...
Tản mạn “Sài Gòn nối dài” (Phúc Tiến). Có dịp qua lại nhiều thành phố hải ngoại, ở đâu tôi cũng gặp người Sài Gòn xa xứ, cảm nhận hình ảnh và hương vị Sài Gòn gần gũi. Mới nhất, trong chuyến đi Mỹ đầu tháng Tư này, cái cảm xúc “tha hương ngộ cố tri” lại trào dâng trong tôi khi trở lại những “Sài Gòn nơi xa”, bắt đầu từ những cái tên thân thiết...
Để gió cuốn đi? (Người Già Chuyện)
Lệ Lý Hayslip: Cây có cội mới trổ cành xanh lá (Trâm Anh). Cuốn tự truyện Khi đất trời đảo lộn của bà được đạo diễn Oliver Stone dựng thành phim Trời và Ðất. Lần trở về này, bà dành cho Người Đô Thị cuộc trò chuyện. Ðặc biệt, đây là lần đầu tiên bà chia sẻ về người con trai nổi tiếng trong giới làm phim Hollywood, nhà sản xuất bộ phim vừa đoạt 7 giải Oscar 2024: Oppenheimer…
Một người di cư “cảm” Bolero ngày mưa (Đoàn Khắc Xuyên). Sau ngày 30.4 năm ấy, không biết đã có bao nhiêu những cuộc đời như Nguyễn Minh Thuận và vợ anh, những người mà cuộc sống, số phận đẩy đưa đến những vùng đất mới, trên cùng mảnh đất quê hương Việt Nam...
Thoát ly - quê hương là… nhà dưỡng lão (Hồ Anh Thái). Người đi thoát ly tất nhiên được coi là thành đạt hơn người không có cơ hội. Một đời công tác xa quê, khi còn trẻ khỏe bao nhiêu tinh hoa phát tiết cống hiến ở chốn đô thị. Ðến tuổi hưu trí, sức khỏe héo mòn năng lực sa sút, chỉ muốn an nhàn điền viên, thì lại tìm về để thương nhớ đồng quê…
Ánh đèn hoa trên tầng tập thể cũ (Nguyễn Trương Quý). “Khu tập thể” là một thuật ngữ đặc trưng ở các đô thị miền Bắc thời chiến tranh và bao cấp, nhất là ở Hà Nội. Khu tập thể không chỉ là cách gọi một loại hình không gian cư trú mà dường như đã hiện diện trong không gian văn hóa đô thị suốt nhiều thập niên...
Cha và con gái “vua bánh mì” (Bung Trần). Trong mắt con gái, ông Kao Siêu Lực chính là người nắm giữ linh hồn và truyền cảm hứng cho toàn bộ đội ngũ trong công ty, đó là văn hóa, là giá trị cốt lõi không thể thay thế…
Di sản định cư: Nguồn lực phát triển đô thị đặc thù ở Việt Nam (Trần Trung Chính). Ðấy là điều mà chủ doanh nghiệp Khu du lịch Tràng An - Ninh Bình “khôn khéo” áp dụng bằng cách chia cho 3.600 hộ dân sống trong vùng di sản được quyền có 3.600 chiếc đò chở khách trên 3 tuyến tham quan trên mặt nước…
Tranh truyện: Kho báu (Mớ)
Họa sĩ Mai Ðại Lưu: “Tranh to của tôi bán chưa hết các ngón trên một bàn tay” (Đỗ Bích Thuý). Mai Ðại Lưu vừa có triển lãm cá nhân lần thứ tư tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với chủ đề Vườn mộng ảo, trưng bày 12 bức sơn dầu, hai phác thảo và một tác phẩm tranh chữ bằng kim tuyến. Bức sơn dầu lớn nhất có kích thước 300 x 848 cm. Anh có cuộc trò chuyện về nghề và thị trường tranh…
Lê Anh Vũ và sân chơi gốm đương đại ở Bát Tràng (Thiên An). Nói về nghề gốm dưới góc nhìn của một nhà sản xuất gốm gia dụng ở Bát Tràng, Lê Anh Vũ thẳng thắn: “Cái khó của nghề gốm, vì là cổ truyền, quy mô các lò gốm cũng ở mức vừa phải, chưa đủ lực mạnh để định hướng được thị trường, bắt thị trường phải dùng cái mình sản xuất…”
Mùa rau ngơ ngác (Võ Diệu Thanh). Hồi nhỏ tôi thích nồi canh chua nhưng không thích rau tần dày lá. Rồi tôi không nhớ mình thích nó từ khi nào. Rồi tôi ghiền nó...
Gió mùa xưa đưa hương nhớ (Võ Tiến). Nhớ về cua đồng, bỗng nghĩ ngay đến rau chua lẻ, thường ăn chung. Cua bò ngoài ruộng, chua lẻ mọc trên núi, tưởng cách xa nhưng lại rất gần. Loại rau này chỉ xuất hiện vào mùa mưa ở Trung bộ. Tuyệt nhiên không thấy cây chua lẻ nào trong ngày nắng…
Cảnh giác căn bệnh làm lệch mặt Kasim Hoàng Vũ (Hoài Nam - Hữu Ðức). Sau một năm phẫu thuật viêm khớp xương hàm, những hình ảnh mới đây trên facebook của ca sĩ Kasim Hoàng Vũ đã làm nhiều khán giả thương xót khi gương mặt điển trai ngày nào giờ gần như biến dạng. Theo khuyến cáo của bác sĩ, viêm khớp xương hàm tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng có thể để lại hậu quả nặng nề…
Du lịch thời 4.0 cùng các ứng dụng (Ninh Hạ). Lúc đó, tôi không thể đón được taxi từ bến trung tâm về nhà trọ tại Malacca - Malaysia lúc nửa đêm mà trời thì mưa, chỉ vì một lỗi rất ngu ngơ: taxi không được phép vào khu phố cổ cuối tuần, còn điện thoại của tôi thì không có ứng dụng gọi xe công nghệ...
Cùng nhiều thông tin đời sống đô thị thú vị khác, Người Đô Thị số 143 với giá bán: 21.600 đồng, phát hành rộng rãi trên các sạp báo toàn quốc từ ngày 25.4.
Trân trọng mời bạn đọc,
Người Đô Thị
>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010