Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà báo, cây bút: Phúc Tiến, Nguyễn Hàng Tình, Hồ Anh Thái, Đoàn Khắc Xuyên, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Phạm Công Luận, Hữu Bảo, Trâm Anh, Quốc Ngọc, Thượng Tùng, Bung Trần, Nguyễn Đình, Nguyễn Thị Từ Huy, Hân Hương, Nguyễn Trương, Huỳnh Trọng Khang, Phạm An, Trí Minh, Nguyễn Phúc Nam Dương, Người Già Chuyện, Mớ, Hoàng Khải, Lavelle, Bảo Hân…
>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010
>> Danh sách các đại lý, sạp báo bán Tạp chí Người Đô Thị
CÂU CHUYỆN ẢNH BÌA
Phim Cu li không bao giờ khóc của đạo diễn Phạm Ngọc Lân sẽ trình chiếu lần đầu với khán giả Việt Nam trong khuôn khổ Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng diễn ra từ 2 - 6.7.2024. Trước đó, phim đoạt giải thưởng "Phim đầu tay xuất sắc nhất" tại Liên hoan phim Berlin 2024.
Trong cuộc trò chuyện với Người Đô Thị, Phạm Ngọc Lân chia sẻ: “Phim thương mại quan tâm đến việc thu về thật nhiều tiền, phim nhà nước quan tâm lan tỏa những đại tự sự. Có những khoảng trống ở xung quanh hai cách thức làm phim ấy. Nó nhỏ nhưng cần thiết cho xã hội và cần được lấp bằng lòng dũng cảm…”.
Bài: Trâm Anh - Ảnh bìa: Lavelle
Kinh tế di sản nhìn từ bến tàu xưa (Phúc Tiến). Mấy năm trước, một kiến trúc sư tham gia dự án quy hoạch khu đất bến tàu Khánh Hội ngậm ngùi nói với người viết rằng chủ đầu tư gợi ý thiết kế các biệt thự và căn hộ sao cho chiếm lĩnh không gian bờ sông “càng nhiều càng tốt”. Anh đau xót vì thấy không gian công cộng của dự án sẽ chẳng còn là bao. Và tự hỏi ai sẽ hưởng lợi từ những ngôi nhà đắt tiền đó?...
Vì sao mua vàng, vì sao giữ tiền? (Quốc Ngọc). Trao đổi với Người Đô Thị, TS. Nguyễn Nhật Minh (Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam) cho biết: Không có kênh mua lại vàng chính thức có thể dẫn đến sự phát triển của thị trường tự do và chợ đen. Người dân có thể tìm đến các kênh không chính thức để bán vàng, dẫn đến tình trạng giá vàng trên thị trường chợ đen có thể chênh lệch lớn so với giá chính thức...
Những bước chân tạo nên truyền thuyết (Nguyễn Hàng Tình). Khiêm nhường đến tận cùng và không để ai phải tỵ hiềm: “Đừng gọi con là “sư” hay “thầy”. Con chỉ là người đang tập học theo lời Phật dạy…!”. Thậm chí ai đánh mình, hành giả còn chúc họ cùng gia đình luôn tốt lành, hạnh phúc chứ không hề trách móc hay phản kháng. Sống đến mức như thế thì mấy ai sống được. “Tu” đến mức đó thì ai theo kịp…
Về làng tìm kho báu của cha ông giúp đô thị hóa (Hân Hương). Các di sản định cư đặc sắc của Thổ Hà được hình thành từ trí tuệ, sức lực của một cộng đồng tự quản trải ngót 900 năm. Sự sáng tạo tự nói lên phẩm chất của người Thổ Hà, một nhân tố ưu trội mà nhà đương quyền chưa hiểu hết sức mạnh của nó…
Ở Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM: Những câu chuyện của tình người (Nguyễn Trương). Bệnh viện có những khu tập thể dục thể thao cho người bệnh. Lâu lâu có bữa ăn sáng miễn phí, phát nước miễn phí, hớt tóc, gội đầu… để bệnh nhân vơi phần nào nặng nề. Chuyện tưởng nhỏ mà hết sức quan trọng, bởi có những bệnh nhân nằm viện cả tháng, hớt tóc cũng là vấn đề.
Nhà ở xã hội: Món nợ của chính quyền đô thị (Đoàn Khắc Xuyên). Ngay giữa khu trung tâm TP.HCM có những gia đình nhiều người nhưng chỉ có một chỗ ngủ, phải chia ca để ngủ. Vấn đề xây dựng và cung ứng nhà ở xã hội đúng tiêu chuẩn cho bộ phận dân cư thu nhập thấp, công nhân lao động nghèo ở các đô thị đã được đặt ra từ lâu…
Má Tèo tung chiêu (Người Già Chuyện)
Nhóm Thứ Sáu: Câu chuyện về tấm lòng và tri thức (Nguyễn Thị Từ Huy). Với niềm tin rằng câu chuyện của nhóm Thứ Sáu sẽ truyền cảm hứng cho những người trẻ hôm nay, những người đang băn khoăn tự hỏi họ sẽ dùng nhiệt huyết, trí tuệ và kiến thức của họ vào việc gì, tôi đã tìm gặp hai thành viên của nhóm: Phan Chánh Dưỡng và Trần Trọng Thức...
Chuyện kể từ Tình thân (Thượng Tùng). Hai mươi lăm năm qua, Chương trình Tình thân đã triển khai cho vay tín chấp tới hàng trăm hộ gia đình thuộc khu vực lao động phi chính thức. Hành trình phát triển cộng đồng bền bỉ của mô hình tài chính vi mô góp phần thay đổi vận mệnh của nhiều gia đình này lại khởi đầu với vỏn vẹn 100 USD…
Bỏ phố về rừng: Không phải muốn là được... (Phạm An). Trần Kiêm Huy, người có “thâm niên” bỏ phố về rừng hơn 7 năm nay, nói rằng hãy cẩn thận với ước mơ khi chọn về rừng, phải trang bị rất nhiều kỹ năng để tồn tại, phải chuẩn bị cho mình một hoặc vài nghề nghiệp linh động, và cả an toàn tài chính một, hai năm đầu...
Hoàng “thuốc sỉ” ra ngoài làm, việc lớn (Bung Trần). Chưa biết “làm việc lớn” của Hoàng Nguyễn là lớn cỡ nào nhưng “giang hồ” khởi nghiệp đã đồn đoán Buymed chính là một con kỳ lân (unicorn - công ty được định giá tỷ USD) tiếp theo của Việt Nam...
Chuyện cúng lễ truyền đời của người Dao Lào Cai (Nguyễn Đình). Lễ cúng trong đời sống người Dao diễn ra thường xuyên, nhưng sau mỗi lễ cúng, các vị sư công sẽ ngưng hoạt động trong khoảng đôi ba tháng, họ coi đó như cách hồi phục tinh thần, không cúng theo kiểu “chạy sô”, hay cứ nhận tiền là cúng…
Ẩm thực "chìm nổi" trong công nghiệp văn hóa Hà Nội (Nguyễn Phúc Nam Dương). Nếu chính người dân thủ đô mất đi sự yêu thích đối với những quán ăn quen thuộc của mình, liệu có phải những hàng quán ấy đang vô tình “mài mòn” đi cái gọi là “mũi nhọn” trong ngành công nghiệp văn hóa của nơi mình kinh doanh?
Tưởng đồng điệu mà khác biệt (Hồ Anh Thái). Có hẳn một hội chứng thương xót các chức sắc tha hóa phải về vườn, mà trong đám thương xót có nhiều văn nghệ sĩ. Một quan chức tội ác đầy mình, chỉ vì tham tàn mà hủy hoại bao nhiêu nhân mạng, nhưng khi bị đưa ra tòa thì lại có nghệ sĩ tham gia tìm giúp luật sư bảo vệ và kháng cáo…
Còn không, những tờ phim? (Nguyễn Vĩnh Nguyên). Những tên rạp Lang-Bian, Ngọc Hiệp, Ngọc Lan... cũng như nhiều điểm ký ức văn hóa quen xưa từng dệt nên giấc mộng đẹp về Đà Lạt nay đã không còn. Nhưng tâm trí lớp thị dân cũ vẫn như một bảo tàng viện đóng kín, đôi khi còn hồi vọng rõ ràng từng bước chân ở miền thời gian vĩnh cửu...
Cà phê và trang viết (Phạm Công Luận). Nhà văn Thế Phong kể: “Rất nhiều lần và bấy nhiêu lần, ông Nguyễn Thế Truyền, trước phò mã vua Bỉ, từng có huyền thoại tát tai Tổng đốc Vi Văn Định tại bến đò hồi còn Tây, thúc bách tôi viết giới thiệu, và cũng là bấy nhiêu lần ông trả tiền cà phê, mặc dù tôi cũng có tiền”...
Quyết liệt sống: câu hỏi thể loại và lời giải (Hữu Bảo). Còn lại sau tất cả phải là cái gì đó vô hạn trong khi những chức tước, danh hiệu chỉ nói lên khả năng hữu hạn của một con người. Làm một người vợ, người mẹ, người chị, người bằng hữu đúng nghĩa… mới chính là lý do bà Minh Hiền đến với cuộc đời này, cũng là lý do bà sẽ còn được nhớ mãi.
Tranh truyện: Tăng (Mớ)
Vấp mây (Huỳnh Trọng Khang). Đường đột, đèn thông báo phát hiệu mọi người cài chặt dây an toàn, cơ trưởng phát loa nói với hành khách mình sắp qua vùng nhiễu động, bà con cô bác chú ý. Chưa kịp dứt lời, một tấm mền mây đã trùm lấy chúng tôi. Phi cơ rung lắc dữ dội đến nỗi áo phao cứu nạn ở băng ghế trước rơi ra, nằm dưới sàn…
Nhớ bánh canh tép hột vịt lộn Núi Sập (Trí Minh). Về thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn - An Giang, bạn nhớ đi ăn tô bánh canh tép hột vịt lộn. Đây là một trong những biến tấu lạ của món bánh canh ở miền Tây...
“Vua kungfu” Lý Liên Kiệt chống chọi với cường giáp (Hoàng Khải - Bảo Hân). Những chia sẻ mới đây của ngôi sao võ thuật Lý Liên Kiệt trên trang cá nhân đã làm nhiều người hâm mộ nhắc đến căn bệnh cường giáp ông chống chọi hơn 10 năm qua. Để bạn đọc hiểu rõ căn bệnh này, chúng tôi ghi nhận ý kiến chuyên môn của bác sĩ.
Cùng nhiều thông tin đời sống đô thị thú vị khác, Người Đô Thị số 145 với giá bán: 21.600 đồng, phát hành rộng rãi trên các sạp báo toàn quốc từ ngày 27.6.
Trân trọng mời bạn đọc,
Người Đô Thị
>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010