Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà báo, cây bút: Nguyễn Hàng Tình, Hồ Anh Thái, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Phúc Tiến, Phạm Công Luận, Thượng Tùng, Quốc Ngọc, Võ Diệu Thanh, Bung Trần, Nguyễn Đình, Trần Hữu Ngư, Nguyễn Phúc Nam Dương, Huỳnh Ngọc Vân, Hoài Nam, Anh Tuấn, Phạm Anh Dũng, Trịnh Hoàng, Trần Hoài, Nguyễn Hữu, Người Già Chuyện, Mớ, Hữu Đức, Tấn Khải…
>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010
>> Danh sách các đại lý, sạp báo bán Tạp chí Người Đô Thị
CÂU CHUYỆN ẢNH BÌA
Người đổ vốn khôi phục sân gôn ban đầu (thập niên 1990) là tỷ phú người Mỹ Larry Lee Hillblom, với quan điểm dứt khoát: chỉ sử dụng mỗi công trình kiến trúc duy nhất là căn biệt thự Pháp cổ sẵn có làm chỗ giải quyết thủ tục “ra sân” đánh gôn.
Từ khi Larry Hillblom mất, đồi Cù rơi vào tay người phương xa mới, mà từ ngữ gọi là “nhà đầu tư”. Đồi Cù thành “đồ chơi”, không còn là văn hóa. Tư nhân đã biến nó từ công năng công cộng thành chỗ làm tiền của riêng mình.
Sự thật rốt ráo là thế, nên đừng ai dùng lý lẽ mơ hồ của chữ nghĩa rằng đất đai là sở hữu của toàn dân mà biện hộ khác đi được. Bởi nếu không thế, thì một thường dân Đà Lạt bất kỳ có thể vào trong đó để rảo bước…
Bút ký: Nguyễn Hàng Tình - Ảnh bìa: Phạm Anh Dũng
Cháy khu trọ trong hẻm nhỏ: Phải truy trách nhiệm quản lý đô thị! (Trần Hoài - Nguyễn Hữu). Vụ hỏa hoạn kinh hoàng xảy ra trên phố Trung Kính làm 14 người thiệt mạng, đã tiếp tục gióng lên những hồi còi báo động mạnh mẽ về ẩn họa từ các thành phố đang không ngừng chất tải vượt ngưỡng chịu đựng; về những khuất tất cần phải truy đến cùng trong trách nhiệm quản lý đô thị, cấp phép xây dựng…
Ðà Lạt thí điểm kinh tế ban đêm: “Thành phố buồn” muốn thức xuyên đêm (Hoài Nam - Anh Tuấn). Mô hình kinh tế ban đêm tại các đô thị Việt Nam đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các thị trường khu vực như Thái Lan, Singapore trong thu hút khách du lịch quốc tế tới lưu trú và chi tiêu. UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo Đà Lạt nghiên cứu kinh nghiệm quản lý, phát triển kinh tế ban đêm của Thái Lan và Úc…
Tiềm năng thị trường bán lẻ Việt Nam và tương lai “bất định” (Quốc Ngọc). Theo Tổng cục Thống kê, thị trường bán lẻ Việt Nam có quy mô 142 tỷ USD và dự báo tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025. Người Đô Thị trao đổi với bà Vũ Kim Hạnh (Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao) và ông Nguyễn Anh Đức (Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam) về lĩnh vực đang được đánh giá nhiều tiềm năng với mức tăng trưởng cao và thu hút rất đông các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài này.
Triển vọng tích cực của thương mại điện tử tại Việt Nam (Trịnh Hoàng). Bán hàng qua livestream bắt đầu phát triển mạnh tại Việt Nam từ 2023 và nhanh chóng trở thành một phần của chiến lược bán hàng đa kênh của các doanh nghiệp…
Khi tộc người khao khát tộc danh (Thượng Tùng). Từ người dân đến chính quyền các cấp của Quảng Nam nhiều năm qua đều đồng thuận kiến nghị Quốc hội, Chính phủ công nhận tộc danh đối với tộc người Ca Dong. Tộc người này bị xếp vào nhóm dân tộc Xơ Đăng theo Quyết định do Tổng cục Thống kê ban hành ngày 2.3.1979…
Thử xem dư địa kinh tế và văn hóa của metro (Phúc Tiến). Doanh thu metro không thể chỉ đến từ bán vé mà trong thực tế còn đến từ nhiều nguồn dịch vụ gia tăng khác. Tính toán trước và biết cách làm năng động thì những dịch vụ “cộng sinh” sẽ làm tăng nguồn thu không riêng cho metro mà còn cho toàn xã hội…
Ai đáng nhớ? (Người Già Chuyện)
Người phụ nữ đứng ở nơi riêng khuất (Hồ Anh Thái). Tôi biết Thanh Thủy MFC khi chị còn phụ trách Phương Nam Book. Bẵng đi khá lâu, khi nối lại liên lạc, tôi nhận được một cuốn sách chị viết. Thực sự đó là hồi ức về những thăng trầm trong đời một người phụ nữ bình thường mà không bình thường, và như chị tự nhìn nhận là “tính cách làm nên số phận”…
Người Nhật và Đà Lạt trong áng phù vân (Nguyễn Vĩnh Nguyên). Không nhiều ghi chép về 5 năm người Nhật có mặt trong thành phố mà trước đó, người Pháp nâng niu và chăm chút. Những thanh niên Nhật tại Đà Lạt đã bị Đà Lạt quyến rũ, nhưng sâu xa hơn, họ bị chính nỗi u hoài, buồn bã của một vùng đất biến họ thành những kẻ suy tư, ưu sầu…
Lối rễ vươn mình (Võ Diệu Thanh). Tôi nhớ lúc gặp thầy Võ Tòng Xuân trong đợt tỉnh An Giang vinh danh, thầy có nói lấy lương của ba đơn vị kinh tế về nuôi trường Tinh Hoa. Tôi nhận ra ở thầy, một con người của sự học chớ không đơn thuần con người của kỹ thuật hay nông nghiệp. Với thầy, sự sống là sự học…
Sách dạy làm bếp trăm năm trước ở ba miền (Phạm Công Luận). Thật đáng ngạc nhiên là cách nay gần trăm năm, khoảng từ thập niên 1930, ở khắp ba kỳ trên đất nước Việt Nam đã xuất bản những cuốn sách ẩm thực với nội dung khá tốt, hướng dẫn cặn kẽ và chi tiết...
Duy bánh tráng: Muốn “cuốn cả thế giới” (Bung Trần). “Đừng chỉ mua một chiếc bút bi, hay một gói bánh phồng tôm, hãy nhìn vào người doanh nhân phía sau những sản phẩm đó…” - khi Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ, tự dưng tôi nghĩ ông đang nói về nhà sáng chế trẻ Đặng Khánh Duy của bánh tráng Tân Nhiên.
“Ông vua tango” Hoàng Trọng (Trần Hữu Ngư). Nói đến nhạc sĩ Hoàng Trọng là phải nói đến tango, mặc dù ông có rất nhiều nhạc phẩm hay mang giai điệu khác. Nhưng chỉ có tango mới làm nên tên tuổi ông từ những năm tháng còn chiến tranh khói lửa…
Về Đào Thục nghe chuyện rối nước (Nguyễn Đình). Nghề rối ở Đào Thục đã tồn tại hơn 300 năm. Trước kia Đào Thục nhiều nhà làm rối nước lắm, nhưng giờ cả làng còn mỗi vị trưởng thôn theo nghề…
Tìm “cội” dân gian trong nghệ thuật chèo (Nguyễn Phúc Nam Dương). Ai từng xem vở chèo Quan âm Thị Kính hẳn sẽ để ý phân đoạn Thị Mầu lên chùa: “Tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ”. Vẳng lại từ xa có một tiếng nói đế vào: “Không xưng danh thì ai biết là ai”. Tiếng nói đế ấy là một thành tố quan trọng làm nên nghệ thuật chèo, thường được cất lên từ vị trí người xem...
Giữ hồn quê giữa lòng thành phố (Huỳnh Ngọc Vân). Bao nhiêu thế hệ cư dân Long Phước Long Trường, Trường Thạnh (Thủ Đức) đã lớn lên cùng những kỷ niệm với lá dừa nước, những con cào cào, con cá thắt bằng lá dừa. Nghệ thuật thắt lá dừa cũng là một trong các hoạt động mà Bảo tàng Áo dài đang từng ngày đồng hành cùng cư dân Long Phước giữ gìn…
Tranh truyện: Buông bỏ (Mớ)
Lều Phương Anh trước mối nguy mất giọng hát vĩnh viễn (Hữu Đức - Tấn Khải). Căn bệnh polyp dây thanh của Lều Phương Anh không gây nguy hiểm tính mạng nhưng sẽ làm rối loạn giọng nói, khiến công việc ca hát của cô ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo cảnh báo của bác sĩ, những người thường xuyên lạm dụng giọng nói có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Cùng nhiều thông tin đời sống đô thị thú vị khác, Người Đô Thị số 144 với giá bán: 21.600 đồng, phát hành rộng rãi trên các sạp báo toàn quốc từ ngày 30.5.
Trân trọng mời bạn đọc,
Người Đô Thị
>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010