Một số khảo sát thị trường mới đây cũng cho thấy nhu cầu về ngà voi, sừng tê và các sản phẩm động vật hoang dã khác tại châu Á đang giảm mạnh - một dấu hiệu đáng kỳ vọng cho thấy những nỗ lực nhằm chống lại nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp đang có hiệu quả.
Giá sừng tê giác tại Việt Nam và Trung Quốc giảm hơn một nửa từ 2013 - 2015, theo một nghiên cứu thị trường từ các cựu binh thanh tra Esmond Maritn và Lucy Vigne.
Giá bán sỉ ngà voi gần đây tại Hong Kong và Trung Quốc, khảo sát bởi WildAid đã thấp hơn 57-78% so với năm 2014 là 2,100$/kg.
Các thương nhân vi cá mập tại Hồng Kông không tham gia vào hội nghị của CITES.
Từ năm 2013 đến năm 2015, trữ lượng lược mang cá đuối tại Quảng Châu, Trung Quốc giảm 63% - nơi cung cấp 99% các món ăn từ lược mang.
Ông Peter Knights, tổng giám đốc của WildAid nhận định, thông qua các khảo sát công đồng, WildAid thấy được nhận thức của mọi người về nạn săn bắt đã tăng 50% trong vài năm trở lại đây tại châu Á, và giờ kết quả được phản ánh qua sự giảm nhu cầu và giá. Đây chưa hẳn là giải pháp cuối cùng, nhưng chúng lại giúp cho việc thực thi pháp luật trở nên dễ dàng hơn, và làm giảm sự kích thích săn bắt, tình trạng tham nhũng. Những người nhìn nhận sừng tê giác và ngà voi như một món đầu tư sẽ gặp bất lợi bởi một loạt các chiến dịch nâng cao nhận thức, được ủng hộ bởi chính phủ và các kênh truyền thông đang dần có những tác động rõ rệt.
Theo WildAid, việc làm việc với các ngôi sao châu Á và thế giới, như Leonardo Dicaprio, Hoàng tử William, đến các lãnh đạo doanh nhân, vận động viên, các đối tác truyền thông và chính quyền địa phương, đã tạo ra những thông điệp truyền hình mạnh mẽ qua các phim tài liệu và các chiến dịch truyền thông xã hội, tiếp cận hàng trăm triệu người.
L.Quỳnh
» Lượng hổ hoang dã trên thế giới bắt đầu tăng chậm
» Vi phạm về động vật hoang dã trên Internet: Tăng 324% so với năm 2013
» Đóng tiền để được cứu động vật hoang dã
» Bị bẫy: câu chuyện về các loài hoang dã
» Phát hiện thêm quần thể lớn Chà vá chân xám quí hiếm tại Kon Tum