Hối mại quyền thế và các đại án tham nhũng

 12:59 | Thứ ba, 22/08/2017  0

Trịnh Xuân Thanh là người phải chịu trách nhiệm khoản thua lỗ hơn 3.000 tỷ đồng tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, nơi ông giữ vị trí chủ chốt trong thời gian 2011-2013. Với những sai phạm thời còn làm doanh nghiệp, vậy mà ông Thanh đã có hành trình thăng tiến nhanh và cao đến bất ngờ trong bộ máy chính quyền. Hành trình tai tiếng đó đã cuốn theo sai phạm của hàng chục quan chức trong bộ máy của tổ chức Đảng và chính quyền các cấp.

Trước Trịnh Xuân Thanh là trường hợp Dương Chí Dũng nguyên chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), cũng gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng rồi được bổ nhiệm làm Cục trưởng Hàng hải! Khi bị khởi tố, ông Dũng được sự hậu thuẫn của một số cán bộ công an thoái hóa trốn ra nước ngoài.

Bị cáo Phạm Công Danh. Ảnh NTD

Mặc cho quá trình làm rõ bằng chứng về mối liên hệ tội phạm giữa khoản tiền “thua lỗ” nói trên với các án kỷ luật những người liên quan vẫn chưa có hồi kết, thì những thông tin công khai trên báo chí vừa qua cũng đã bày ra trước người dân một vấn nạn tệ hại: mua chức chạy quyền, bảo kê lợi ích nhóm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên quyền thế. Trong khi đó, tin tức về những biệt phủ nguy nga, những dãy biệt thự dành riêng cho quan chức ở các địa phương ngày một dày trên mặt báo như chỉ dấu cho“tảng băng chìm” của những mối làm ăn phi pháp, rút ruột ngân sách.

Những ngày tháng 7 và 8.2017, tin tức bắt bớ liên quan đến những đường dây tội phạm ở ngành ngân hàng lại chỉ ra một mối nguy khác. Tên tuổi của Phạm Công Danh, Hứa Thị Phấn, Trầm Bê, Hà Văn Thắm... gắn liền với hàng ngàn, hàng chục ngàn tỷ đồng thất thoát. Sai phạm ở Ngân hàng Xây dựng do Phạm Công Danh làm Chủ tịch HĐQT, kéo theo nhiều vụ án khác liên quan đến các ngân hàng Sacombank, BIDV, Tiên Phong Bank... Hành vi vi phạm có thể khác nhau, nhưng kịch bản chung là các can phạm đều “tự gây thiệt hại” cho chính ngân hàng mình quản lý. Điều tưởng chừng “vô lý” trở nên phổ biến và thành chiêu thức cho các “đại gia” trong ngân hàng tìm cách chiếm đoạt những đồng tiền huy động từ dân chúng, hơn là nỗ lực làm ăn.

Nhìn vào đường đi của nguồn tiền thất thoát, có thể thấy, hành vi biển thủ tài sản không còn là những sai phạm đơn lẻ. Những đại gia ngân hàng phải liên kết với nhau, biến báo những hợp đồng làm ăn - vốn là để tìm kiếm lợi nhuận chân chính - thành thủ thuật rút tiền phi pháp. Các cán bộ quản lý chuyên môn của Ngân hàng Nhà nước thay vì làm nhiệm vụ “gác cổng” thì lại tiếp tay cho dòng tiền bất chính (như trường hợp tổ giám sát Ngân hàng Nhà nước để Phạm Công Danh rút 6.000 tỷ đồng trong giai đoạn Ngân hàng Xây Dựng đang bị kiểm soát đặc biệt).

         

Để có một chính phủ liêm chính, ngoài giáo dục và giám sát đạo đức công vụ, chúng ta cần một hệ thống pháp luật đủ “tinh tường” để ngăn chặn và phát hiện kịp thời những hành vi nhũng lạm, kết bè nhóm kiểu ê kíp làm ăn theo nhiệm kỳ của một bộ phận cán bộ các cấp từ trung ương đến địa phương.

Từ các đại án tham nhũng gần đây có thể thấy bóng dáng của những thế lực đen đúa. Thế lực đó không chỉ dùng sự “liên kết đen” để tạo ra sức mạnh của đồng tiền mà đã dùng chính sức mạnh của đồng tiền xấu xa ấy để mon men đến chính trường, khuynh loát chính sách, bảo kê sai phạm. Chính vì vậy, sức mạnh chiếm đoạt đã được nâng lên, làm cho quá trình xử lý sai phạm ngày càng phức tạp và đòi hỏi quyết tâm chính trị rất lớn từ những nhà lãnh đạo đủ thẩm quyền.

Một nghiên cứu do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phối hợp thực hiện (công bố 6.2016) có tiêu đề “Kiểm soát xung đột lợi ích trong khu vực công: Quy định và thực tiễn ở Việt Nam” đã nhận xét: “mối quan hệ giữa Nhà nước và tư nhân có xu hướng bị thương mại hóa, trong đó có các nhóm và cá nhân có ảnh hưởng gây tác động đến quyết định của cơ quan nhà nước”. Nói cách khác, trong bộ máy nhà nước từ công chức cấp thấp đến cán bộ có trọng trách đã có xu hướng coi quyền lực nhà nước là một “thương quyền”. “Hối mại quyền thế” đã liên kết thành những nhóm quyền lực.

Tấn công vào tham nhũng lớn đáng mừng là đã thành một chuỗi hành động mạnh mẽ trong thực tế, thay vì chỉ dừng lại ở chủ trương và quyết tâm chính trị. Vì thế đã đáp ứng phần nào sự đòi hỏi của dân chúng. Nhưng các vị lãnh đạo cũng như người dân còn kỳ vọng hơn nữa vào một chính phủ liêm chính. Một chính phủ liêm chính phải kiểm soát được từ việc làm thủ tục chứng tử ở phường cho đến quyết định chỉ định thầu, phê duyệt dự án BOT trị giá hàng ngàn tỷ đồng. Một chính phủ liêm chính chắc chắn không thể có việc chấp nhận bản giải trình cho khối tài sản khổng lồ của một cán bộ đứng đầu cấp sở là thành quả phấn đấu từ “đi mua chổi đót, lá chit”. Để có một chính phủ liêm chính, ngoài giáo dục và giám sát đạo đức công vụ, chúng ta cần một hệ thống pháp luật đủ “tinh tường” để ngăn chặn và phát hiện kịp thời những hành vi nhũng lạm, kết bè nhóm kiểu ê kíp làm ăn theo nhiệm kỳ của một bộ phận cán bộ các cấp từ trung ương đến địa phương.

Có như thế mới tránh được tình trạng tham nhũng theo ê kíp và nhiệm kỳ, tình trạng cán bộ tham nhũng được che đậy bằng những vỏ bọc thành tích “dỏm” để leo nhanh, leo cao vào bộ máy chính quyền các cấp.

Duy Thông

» Tổng bí thư: 'Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy'

» Cựu chủ tịch PVN có thể sẽ lãnh án tử hình

» Quan chức lấy tiền đâu xây biệt thự nguy nga?

» Thủ tướng: 'Con ông này bà kia' vào đảng ủy thì không có nhân tố mới

» Nhiều cán bộ giải trình nguồn gốc tài sản... từ nuôi heo

» Thủ tướng: Một số cán bộ còn để tai tiếng vì tham nhũng, lợi ích nhóm

» TS. Phạm Sỹ Liêm: Vì sao khủng long bị diệt vong?

» Bà Phạm Chi Lan: “Không ít doanh nghiệp FDI trở thành thân hữu với Nhà nước”

» Khởi tố ông Phí Thái Bình: Loại bỏ 'vùng cấm', 'hạ cánh an toàn'

» Cử tri phản ánh 'việc xử lý các vụ tham nhũng lớn còn chậm'

» 'Làm ăn kiểu vốn quan hệ, công nghệ phong bì thì khó phát triển'

» Giám sát, xem xét lại tài sản những cán bộ diện Bộ Chính trị quản lý

» Doanh nghiệp gặp tham nhũng ít nhất tại đâu trong top 5 thành phố Việt Nam?

» Thủ tướng: “Phải xử lý cả người tham mưu sai”

» Tổng Bí thư: Đẩy nhanh điều tra, xét xử các án tham nhũng lớn

» Thủ tướng: “Không tạo cơ hội cho cán bộ, công chức tham nhũng”

» Khi pháp trị chưa là chỗ dựa cho đức trị

» Hội chứng “chuyến tàu vét” trước khi nghỉ hưu

bài viết liên quan
TAGS
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.