Sự kiện do Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) và Hiệp hội May mặc và Giày dép Hoa Kỳ (AAFA) phối hợp tổ chức. Các chuyên gia hàng đầu AAFA sẽ tham gia hướng dẫn các doanh nghiệp và nhà cung cấp Việt Nam những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm đáp ứng quy định toàn cầu, tuân thủ của ngành nghề và yêu cầu của người tiêu dùng.
Tại hội nghị còn có sự tham gia của các chuyên gia thương hiệu, các doanh nghiệp kiểm tra và cấp chứng nhận và các tổ chức về tuân thủ chia sẻ với các nhà máy và nhà cung cấp các cách thức sản xuất và phân phối sản phẩm đáp ứng quy định về an toàn sức khỏe, yêu cầu tuân thủ ngành, và các đòi hỏi của người tiêu dùng.
Các tham luận đáng chú ý tại sự kiện này như “Yêu cầu tuân thủ mang tính xã hội để gia tăng khả năng sinh lợi” giúp các doanh nghiệp hiểu biết về yêu cầu của các thương hiệu và nhà bán lẻ; tập trung vào sức khỏe an toàn cho người lao động và điều kiện an toàn của nhà máy cũng như hiểu biết cách thức đúng và sai khi thầu lại.
Các tổ chức cũng cung cấp kiến thức về việc tuân thủ hóa chất đối với thị trường châu Âu và Hoa Kỳ chung quanh việc điều hành chương trình quản lý hóa chất; quản lý danh mục các chất cấm; và đón đầu các quy định, nhất là Bộ luật Cải thiện an toàn sản phẩm tiêu dùng và Bộ luật Kiểm soát chất cấm độc hại đối với thị trường Hoa Kỳ.
Sự kiện được tổ chức với đánh giá Việt Nam hiện là nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về hàng dệt may và giày dép. Năm 2016, Việt Nam chiếm 25% sản lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ từ các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và dự kiến có thể đạt thị phần đến 1/3 vào năm 2020.
Hiệp hội Dệt may và Giày dép Hoa Kỳ (AAFA) đại diện cho hơn 1.000 nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới. Đây được xem là tổ chức đáng tin cậy đại diện cho ngành công nghiệp dệt may và giày dép với khoảng 4 triệu lao động Hoa Kỳ và doanh số năm hơn 360 tỉ USD.
Tuyết Ân
» Từ chuỗi giá trị dệt may đến liên kết vùng
» Bộ Công thương nêu đích danh hàng loạt dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
» Lương nhân công dệt may tăng 12%, cao hơn mặt bằng lương chung
» Hành trình đưa thương mại Việt Nam - G7 chạm mốc 95 tỷ USD
» [Infographic] Thương mại Việt - Mỹ tăng 668 lần khi tháo lệnh cấm vận
» TS. Nguyễn Đình Cung: Các bộ “nghiện” kiểm tra, kiểm dịch vì việc này hấp dẫn lắm
» Bớt 1 ngày thủ tục, lợi 1 tỉ USD
» Ngành sợi Việt trước TPP: Cần sớm chú trọng vào chuỗi cung ứng