Hóa chất nhuộm gà là sản phẩm độc hại. Còn nước bơm vào gà thường được hòa với hàn the (đã bị cấm sử dụng trong thực phẩm). Vì thế các bà nội trợ khi đi mua gà ngoài chợ hãy cẩn trọng.
Nên chọn gà thịt săn chắc, có màu sắc tự nhiên, vàng nhạt, mùi vị bình thường, khi sờ vào gà không bị màu dính ra tay. Để biết gà có màu vàng có phải do nhuộm hay không, có thể căn cứ vào lớp mỡ bên trong. Nếu da gà vàng mà mỡ lại trắng thì chắc chắn là đã bị nhuộm hoá chất. Vì thông thường, người ta nhúng gà nguyên con (chưa mổ) trước khi đem bán, nên bộ phận bên trong gà sẽ không chuyển màu. Còn để tránh mua phải gà bơm nước, hãy dốc ngược con gà lên, nếu thấy nó biến dạng thì con đó đã bị bơm. Đùi và lườn thường là hai vị trí được bơm nước nhiều nhất.
Gà có ngâm nước thì hai bên đùi, cánh, lườn căng bóng, thớ thịt dày, to; ấn nhẹ vào miếng thịt gà thấy bùng nhùng và nhão. Có rất nhiều cách khác nhau để nhuộm vàng cho gà như bôi nghệ hoặc dùng các hóa chất. Bình thường gà có màu vàng nhạt, những con ăn nhiều ngô, chế độ dinh dưỡng tốt thì có màu vàng đậm hơn, vàng không đều. Vì thế, khi mua, cần tránh con có màu vàng sẫm, vàng xuộm đều. Chỉ nên mua thịt gia súc, gia cầm đã được cơ quan thú y đóng dấu kiểm nghiệm.
Đối với các sản phẩm chế biến có bao gói sẵn (giò các loại, xúc xích, lạp xưởng...): chọn sản phẩm có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ các nội dung: Tên công ty và địa chỉ nơi sản xuất; tên hàng hóa; thành phần chính; hướng dẫn bảo quản và cách sử dụng; khối lượng tịnh; ngày sản xuất và hạn sử dụng. Sản phẩm có cấu trúc liên kết chặt và đàn hồi, không bị mủn; màu sắc mùi đặc trưng cho từng loại, không có mùi ôi chua hay gắt dầu. Sản phẩm không bị rỉ dịch nhiều và bao bì không bị xì chân không.
Để chọn được thịt heo tươi sống ngon cần chú ý một số đặc điểm sau: thịt có màu hồng nhạt đến đỏ hồng, bề mặt khô, mịn, khối thịt săn chắc không bị nhớt, độ đàn hồi cao (thử bằng cách ấn ngón tay vào thịt tạo thành vết lõm nhưng khi nhấc ngón tay ra không để lại vết lõm). Mặt vết cắt có màu bình thường, sáng, khô.
Thịt tươi tốt có nước luộc trong, váng mỡ to, mùi thơm, vị ngọt thịt. Không chọn mua thịt có màu sẫm, thậm chí chuyển đen và có màu xanh, mỡ có màu vàng, trên da và thịt có những nốt hoặc đám xuất huyết; thịt có mùi lạ, mùi ôi, hay mùi kháng sinh, đặc biệt là thịt bị nhiễm kí sinh trùng (gạo heo...).
Các cơ sở sản xuất hạt dưa thông thường là nhỏ lẻ, sản lượng thấp. Thời gian qua, các cơ quan chức năng có phát hiện vài cơ sở có sử dụng chất Rhodamin dùng làm phẩm màu. Chất này không được phép sử dụng. Sản lượng phát hiện không nhiều cho nên chúng ta cũng không nên không sử dụng hạt dưa. Còn khi đã lựa chọn mua hạt dưa thì cần lưu ý kiểm tra bằng cảm quan các chỉ tiêu sau: thông thường màu thực phẩm không có độ tươi, bắt mắt như màu công nghiệp, độ bền màu thực phẩm cũng kém cho nên chúng ta có thể dùng nước ngâm hạt xưa xem có tan màu không.
Chất Rhodamin là chất màu công nghiệp (màu đỏ) cho nên các sản phẩm khác không liên quan đến màu đỏ đến giờ phút này các cơ quan chức năng chưa phát hiện. Các sản phẩm hạt dưa không nhãn mác là các sản phẩm không được phép lưu hành. Thông thường các sản phẩm này được đóng gói trong các bao PE, giấy.. được bày bán trong các chợ chúng ta không nên mua. Hệ thống siêu thị có kiểm soát được hồ sơ pháp lý của sản phẩm đầu vào (giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm do ngành y tế cấp) nên chúng ta nên mua hạt dưa trong hệ thống siêu thị.
BS Nguyễn Xuân Mai
(Nguyên phó viện trưởng viện vệ sinh y tế công cộng, TP.HCM)
Bà Trương Thị Kim Châu (Chi cục phó Chi cục Thú y TP.HCM): Chọn mua sản phẩm ở các quày sạp chính thức Thường heo để bày bán ở nhiệt độ ngoài trời kéo dài dễ bị biến chất, hư hỏng, người bán thường sử dụng hàn the borax để ướp vào bề mặt thịt. Thịt tươi là thịt có bề mặt khô sạch, mặt cắt mịn, màu tươi sáng, độ đàn hồi tốt. Hiện nay, việc tăng tỉ lệ nạc trên quày thịt bằng cách sử dụng thuốc tăng trọng (chứ không phải từ công tác giống), trên thực tế khó phân biệt quày thịt có sử dụng thuốc tăng trọng. Người tiêu dùng không nên chọn thịt heo mà miếng thịt có lớp mỡ rất mỏng, thịt sát da; và nên mua ở các quày sạp vệ sinh, tin cậy. Người tiêu dùng nên chọn mua sản phẩm ở các quày sạp chính thức, có kiểm tra của cơ quan thú y; không nên chọn thịt có lớp mở dưới da quá mỏng (thịt sát da). Thịt đã được kiểm soát của cơ quan thú y và bán ở siêu thị, quày sạp đạt vệ sinh thì có thể yên tâm. Hiện nay Chi cục Thú y đang triển khai ký kết hợp tác với các tỉnh để phối hợp và hỗ trợ việc kiểm tra từ gốc, ngoài ra cũng tăng cường khâu tuyên truyền để giúp người tiêu dùng chọn sản phẩm an toàn, tăng cường kiểm tra từ khâu chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh. TS.BS Hoàng Kim Thanh(Giám đốc Trung tâm Giáo dục Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia): Một số cách phân biệt thực phẩm tươi và ôi hư Để phân biệt thực phẩm còn tươi, nguyên chất và thực phẩm ôi hư đã qua gia cố người tiêu dung nên vận dụng đầy đủ cac giác quan về thị giác, xúc giác và khướu giác. Thực phẩm ôi hư nhìn trực quan qua màu sắc, mùi vị, độ chắc của thực phẩm... rất dễ nhận ra. Ranh giới giữa thực phẩm đã ôi hư đã qua tác động khó nhận biết hơn vì thế để chọn được phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, người tiêu dùng nên nên đi chợ vào buổi sáng, chọn thực phẩm còn tươi sống. Nên biết nguồn gốc, thực phẩm còn trong tình trạng nguyên khối với thịt, đồ thủy sản bắt buộc phải tươi sống. Một lưu ý quan trọng nữa là cần phải biết rõ về người trực tiếp cung cấp sản phẩm – gắn trách nhiệm của người bán với sản phấm. Đặc biệt ưu tiên mua thực phẩm ở những cửa hàng có giấy phép kiểm nghiệm thực phẩm của chi cục Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài cảm quan, nhìn tổng quát chung, nếu nhìn ngoài thì vẫn tươi ngon do đó sau cảm quan nhìn người nội trợ nên tiếp xúc với sản phẩm. Vị qua cảm giác của bàn tay, thịt cá tươi ngon là phải có độ dẻo dính, mềm vừa phải, không có nhớt dinh. Về mặt khướu giác: Đây là động tác ngửi rất quan trọng, đặc biệt khi mua những thực phẩm đã được chế biến sẵn. Thực phẩm sống đã dùng chất bảo quản, nếu nhìn màu sắc thì cảm tưởng vẫn còn tươi nhưng khi ngửi sẽ không còn mùi thơm đặc trưng hoặc đã mùi lạ khác. Thực phẩm đã chế biên sẵn nếu đã bị biến chất khi ngửi cũng không còn mùi thơm đặc trưng. Đó là những kinh nghiệm khái quát, còn để về chất lượng thực phẩm thì phải qua những biện pháp xét nghiệm chuyên môn. Về nguyên tắc, khi chọn mua thực phẩm, người tiêu dùng cố gắng chọn lựa những sảm phẩm mang màu sắc tự nhiên.Theo đó, màu sắc tự nhiên thường không sặc sỡ, bắt mắt, gam màu vừa phải, không quá đậm, không quá gắt và không có độ đồng đều, trơn láng như phẩm màu hóa học. Phẩm màu hóa học hay còn gọi là phẩm màu công nghiệp thường được dùng để nhuộm thực phẩm trong kinh doanh vì giá rẻ và có những đặc điểm ngược lại với phẩm màu tự nhiên vừa nêu trên. Khi có nghi ngờ về thực phẩm có sử dụng màu hóa học không được phép, bạn có thể sử dụng test nhanh tại các chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Trung tâm y tế dự phòng của các tỉnh và thành phố. Hiện nay, các cơ sở sản xuất vì lợi nhuận muốn che mắt người tiêu dùng nên đã sử dụng một phần nhỏ màu tự nhiên trộn với màu hóa học. Người tiêu dùng nên tỉnh táo để lựa chọn sản phẩm. TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu (Nguyên giám đốc trung tâm y tế dự phòng TP.HCM): Các thức ăn có nguy cơ gây ngộ độc Hầu hết các thức ăn như bánh mứt, kẹo, các món mặn như thịt kho, bánh chưng, salad và các món ăn chế biến khác đều ẩn chứa nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu chúng được chế biến và bảo quản không đúng cách. Các món bánh mứt: nếu là hàng không rõ xuất xứ, nguồn gốc thường chứa các chất bảo quản, chất tạo ngọt, chất làm tăng độ dai, giòn, chất tạo màu độc hại, chưa kể các chất phụ gia trong quá trình đóng gói và trong vật liệu bao bì ngấm vào thực phẩm gây ngộ độc. Các món ăn từ thịt, chế biến sẵn: như lạp xưởng, thịt hun khói chứa nhiều chất hữu cơ gốc nitrate gây ung thư. Các thức ăn từ đồ hộp nếu quá hạn sử dụng sẽ bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum tiết ra độc tố gây liệt thần kinh cơ. Các món ăn được nấu nướng tại nhà hay ở quán ăn: nếu chế biến không hợp vệ sinh hoặc chế biến xong mà bảo quản không đúng cách trong thời tiết nóng bức sẽ gây ngộ độc do nhiễm khuẩn. Có nhiều loại vi sinh vật nhiễm vào thức ăn tạo ra nhiều loại độc tố gây ngộ độc như: Samonella spp, phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae, tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Shigella spp, Clostridium perfrigens, vi nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus gây mốc trên ngô, đậu và lạc, sản sinh ra độc tố aflatoxin gây ung thư gan. • Các món rau xà lách trộn, gỏi trộn sử dụng nguyên liệu là rau sống thường chứa mầm bệnh như: amip (Entamoeba histolytica) gây bệnh lỵ amip, Esherichia coli gây bệnh tiêu chảy. Ngoài ra nếu rau còn dư lượng thuốc trừ sâu lớn sẽ gây ngộ độc thuốc trừ sâu… |
|