Nguồn tin từ trang TechCrunch cho rằng Central Group sẽ chi khoảng 10 triệu USD cho Zalora ở mỗi thị trường (Việt Nam và Thái Lan) và đang trong giai đoạn hoàn tất các thủ tục cho thương vụ này. Chưa biết Central Group sẽ sở hữu bao nhiêu hệ thống mua sắm trực tuyến này, tuy nhiên có thể thấy thương mại điện tử là phần quan trọng trong chuỗi phân phối bán lẻ của tập đoàn bán lẻ hàng đầu Thái Lan.
Nếu Central Group hoàn tất được thương vụ này, thì Zalora sẽ ở đâu trong bức tranh kinh doanh của họ tại Việt Nam?
Central Retail Corporation chịu trách nhiệm mảng phân phối bán lẻ của tập đoàn này, hiện là một nhà bán lẻ lớn và đa dạng nhất tại Thái Lan, bao gồm các trung tâm thương mại như Central, Robinson, Zen, La Rinascente; các chuỗi cửa hàng chuyên doanh như Powerbuy, Supersport, B2S, Homework, Office Depot, Thai Watsadu… và siêu thị với Central Food Hall, Tops Market, Tops Super, Tops Daily...
Thị trường Việt Nam chưa chú ý nhiều đến tên tuổi Thái Lan này cho đến khi Central Group mua lại 49% cổ phần của Điện máy Nguyễn Kim, một hệ thống phân phối bán lẻ hàng điện máy lớn nhất của Việt Nam hồi năm ngoái. Central Group càng được chú ý khi các thông tin rộ lên họ là một trong những cũng công ty đầu tiên theo đuuổi thương vụ thâu tóm chuỗi siêu thị Big C ở Việt Nam.
Một trong những cửa hàng chuyên doanh thời trang thể thao Supersports của tập đoàn Central Group tại Việt Nam
Central và Robinson là hai thương hiệu phân phối bán lẻ lớn của tập đoàn này. Tại Việt Nam, thương hiệu trung tâm thương mại Robins dưới sự quản lý của Robinson Department Store đã có mặt tại Hà Nội và TPHCM. Robins kinh doanh 7 ngành hàng chủ đạo liên quan chủ yếu đến thời trang, giày dép, mỹ phẩm, vật dụng gia đình, vali túi xách và sản phẩm cho trẻ em.
Với hơn 200 thương hiệu trong và ngoài nước được phân phối tại đây, bao gồm thương hiệu độc quyền, nhượng quyền kinh doanh… Điều đáng chú ý nhất là tính chuyên doanh trong hệ thống bán lẻ này là khá cao, theo từng loại mặt hàng, như đồ lót, đồ nam, đồ nữ, đồ jean, đồ trang trí nhà cửa…
Tập đoàn cũng là nhà nhượng quyền chuỗi cửa hàng Marks&Spencer (M&S) từ Anh, chuyên kinh doanh quần áo thời trang và vật dụng gia đình với dải sản phẩm đa dạng. Central Retail đưa M&S vào Việt Nam từ năm 2014.
12 cửa hàng Supersports đã có mặt tại Việt Nam. Supersports là hệ thống bán lẻ hàng đầu và chuyên phân phối các mặt hàng về thể thao của Central Retail. Thương hiệu này được thành lập từ năm 1996 định hướng phát triển ngành hàng thể thao, cung cấp các lựa chọn giày dép, quần áo, máy tập thể dục, phụ kiện thể thao cho hàng trăm thương hiệu nổi tiếng thế giới.
Central Retail cũng là nhà quản lý nhượng quyền và điều hành chuỗi cửa hàng đồng giá Komonoya của Nhật Bản, chuỗi này hiện có hơn 10 cửa hàng tại Việt Nam chủ yếu tại TPHCM.
Nhà bán lẻ Thái còn sở hữu các chuỗi cửa hàng chuyên doanh thời trang khác tại Việt Nam như chuỗi cửa hàng Speedo chuyên về đồ bơi; 11 cửa hàng chuyên doanh giày dép trẻ em thương hiệu Crocs; giày New Balance (4 cửa hàng).
Zalora được thành lập vào cuối năm 2011 bởi tập đoàn Rocket Internet GmbH, trở thành một trong những hệ thống bán lẻ thời trang trực tuyến hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương. Báo cáo gần nhất của nhà đầu tư cho biết, mỗi năm có khoảng 1,4 triệu giao dịch qua Zalora tại 10 quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong báo cáo tài chính hồi giữa tháng 4.2016, doanh thu Zalora tăng 78% (234 triệu USD) năm 2015 nhưng lỗ ròng 36% (105 triệu USD). Kêu gọi nguồn vốn là phần quan trọng trong chiến lược phát triển của Rocket Internet. Cuối năm rồi, dịch vụ đặt thức ăn trực tuyến Foodpanda tại Việt Nam cũng đã được Rocket Internet bán lại cho Vietnammm.
Tuyết Ân
» Lotte Mart: kinh doanh siêu thị đạt 5.000 tỉ, nhắm đến mảng cửa hàng tiện lợi
» [Infographic] Hệ sinh thái các 'đại gia' bán lẻ ở Việt Nam
» Alibaba chi 1 tỉ USD sở hữu 65% Lazada để mở rộng thị trường ASEAN
» CEO Chodientu.vn gây sốc bằng tuyên bố đối đầu Alibaba
» TP.HCM: Chậm hoàn thành quy hoạch ngành thương mại dịch vụ
» Vietinbank và SATRA ký hợp tác giai đoạn 2016 - 2021
» Hãng bia Thái Singha đầu tư 1,1 tỉ USD vào Masan
» Vissan: 14% cổ phần thuộc về Anco của Masan
» Thâu tóm Vinatexmart, Vingroup sở hữu gì?
» Vingroup gia nhập thị trường bán lẻ hàng công nghệ - điện máy
» Saigon Co.op và Wilmar liên doanh đầu tư thương hiệu nước chấm Nam Dương