“Ông lớn” thép Nhật tính hồi sinh dự án thép tại Việt Nam

 16:09 | Thứ bảy, 19/08/2017  0

Nhà máy thép của Kyoei Steel ở Ninh Bình. Ảnh: ksvc.com.vn

Công việc xây dựng sẽ bắt đầu vào cuối năm nay. Dự kiến nhà máy cán thép sẽ đi vào hoạt động vào năm 2019 và nhà máy luyện thép sẽ vẫn hành một năm sau đó, Nikkei đưa tin.

Năm 2012, Kyoei Steel nhen nhóm ý định xây một nhà máy cán luyện thép với công suất 500 tấn/năm sử dụng lò điện hồ quang khi mua lại nhà máy thép Tam Điệp, Ninh Bình. Tuy nhiên, hãng này dừng xây dựng vào năm 2014 khi thị trường không thuận lợi, chủ yếu do cung vượt cầu.

Kyoei Steel hiện chỉ có khả năng cán thép tại Việt Nam. Công ty này cán phôi thép mua từ các công ty khác thành thép thanh và các sản phẩm khác. Tuy nhiên, ngành công nghiệp thép tại Trung Quốc đã đẩy giá phôi thép tăng cao. Với nhà máy thép mới này, Kyoei kỳ vọng sẽ giảm được giá thành xuống.

Kyoei Steel đã đầu tư 170 triệu USD cho một nhà máy sản xuất thép bằng lò điện tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Công ty này cũng đang tham gia góp vốn vào liên doanh cảng quốc tế Thị Vải. Khi được hoàn thành vào tháng 3/2018, cảng này sẽ giúp Kyoei Steel nhập thép nguyên liệu đầu vào cho nhà máy, qua đó nâng năng lực sản xuất và vận chuyển của Kyoei Steel lên 900.000 tấn/năm.

Tháng 9/2016, Nikkei đưa tin rằng Kyoei Steel đặt mục tiêu sản xuất 1,2 triệu tấn thép xây dựng tại Việt Nam vào năm 2020, tăng gấp đôi công suất của hãng ở mức 550.000 tấn tại Việt Nam năm 2015, đồng thời chiếm 10% thị phần thép tại đây.

Minh Anh 

Theo BizLive

» Formosa mời VietJet Air đầu tư vào nhà máy thép ở Hà Tĩnh

» Thép, xi măng trong vòng xoáy khó khăn

» Hãy để thép Việt tự bơi

» Formosa tính rót thêm 1 tỷ USD vào dự án ở Hà Tĩnh

» TS Nguyễn Văn Lạng: Hạn chế công nghệ lạc hậu từ việc minh bạch chọn nhà thầu

» Thủ tướng yêu cầu tạm dừng dự án thép Cà Ná

» Điệp khúc “rút kinh nghiệm” trong báo cáo giải trình thanh tra của TKV

» Phó thủ tướng: Formosa bảo đảm an toàn môi trường mới cho xả thải

» ‘Việt Nam không thể không làm thép’

» Kim ngạch 72 tỷ USD, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam

» Ký thỏa thuận đầu tư Dự án BOT Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2

» Thuê 3 công ty tư vấn lớn nhất Ấn Độ cho dự án thép Cà Ná?

» Bộ trưởng Công Thương: 'Thép Cà Ná có hệ luỵ, tôi không e ngại trách nhiệm'

» Bộ Công Thương đưa siêu dự án thép Hoa Sen Cà Ná vào quy hoạch

» Chất vấn về thép Cà Ná: Bộ trưởng có dám từ chức khi có hệ lụy?

» “Ăn đậm” như doanh nghiệp ngành thép

» Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: “Việt Nam không duy trì tăng trưởng nhanh bằng mọi giá”

bài viết liên quan
TAGS
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.