Cách nhanh nhất chinh phục đỉnh Fansipan hôm nay. Ảnh Lê Quỳnh
» Du lịch sinh thái “xẻ thịt” Rừng đặc dụng: Những kẽ hở thất thoát tài nguyên
» [Infographic] Gia tài của đất mẹ
» Sun Group muốn có “thương hiệu” gắn với kỷ lục thế giới
Theo Nghị định 117, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái thì được làm “đường cáp trên không”. Tuy nhiên, GS-TS. Nguyễn Hoàng Trí, Tổng thư ký Ủy ban quốc gia Chương trình Con người và sinh quyển (MAB) Việt Nam cho rằng, điều này có thể đúng tùy trường hợp, một giai đoạn, nhưng giai đoạn sau thì cần điều chỉnh bổ sung cho phù hợp đòi hỏi thực tế.
![]() |
|||||
GS-TS. Nguyễn Hoàng Trí |
“Về mặt học thuật, nghiên cứu chuyên môn, tôi cho rằng không nên xây dựng cáp treo trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái rừng đặc dụng. Lý do: hệ thống cáp treo đi kèm các dịch vụ nhà hàng, khách sạn chỉ là những công cụ để phát triển du lịch. Sự xây dựng này vô tình hoặc cố tình tạo ra sự ngăn cách, chia cắt nơi sống, nơi ở của nhiều loài sinh vật, ảnh hưởng lớn tới bảo tồn đa dạng sinh học”, GS. Trí nói.
Một thực tế khác, Nghị định 117 được ban hành căn cứ theo Luật Đa dạng sinh học. Tuy nhiên, điều 7 Luật Đa dạng sinh học đã chỉ rõ, đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thì cấm xây dựng công trình, nhà ở (trừ mục đích an ninh quốc phòng), cấm mọi thay đổi hiện trạng và khai thác tài nguyên thiên nhiên, không có ngoại lệ nào. Như vậy, theo nguyên tắc pháp chế, với một nghị định dưới luật mà trái với luật, thì phải sửa đổi để tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.
Chuyên gia Nguyễn Quang Đồng:
Minh bạch thông tin và rộng cửa giám sát
Hệ thống pháp luật về đầu tư dự án đã liên tục được bổ sung các quy định về bảo vệ môi trường, từ lập quy hoạch môi trường chiến lược, đến đánh giá tác động môi trường cho từng dự án riêng biệt.
![]() |
Tuy nhiên, trên thực tế, hai tiêu chí chính để xác định thẩm quyền quyết định thuộc về Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hay chính quyền địa phương là quy mô dự án và mức độ ảnh hưởng đến người dân. Trong khi quy mô dự án chỉ liên quan đến số tiền đầu tư làm dự án; còn ảnh hưởng đến người dân xác định thông qua quy mô sử dụng đất đai và tác động đến sinh kế. Môi trường, trên thực tế là quan tâm thứ yếu. Tác động môi trường như thế nào thì cần Quốc hội, hay Thủ tướng, hay địa phương phê duyệt cần phải được làm rõ và bổ sung vào quy định pháp luật về thẩm quyền và quy trình phê duyệt để tránh tình trạng địa phương, do chạy đua phát triển kinh tế, do tham nhũng mà bỏ mặc, tàn phá tự nhiên và bỏ mặc môi trường như đã diễn ra thời gian qua.
Hơn thế nữa, với các dự án mà tài nguyên cảnh quan tự nhiên là thứ “vốn” quan trọng hơn tiền bạc như Fansipan, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Sơn Trà... thì việc quyết định, ngay cả nếu thẩm quyền là ở cấp độ địa phương, cần phải thuộc về HĐND địa phương. HĐND đại diện cho ý chí người dân, việc phê duyệt định hướng tổng thể, phê duyệt từng dự án cụ thể đối với dự án sử dụng tài nguyên cảnh quan tự nhiên cần do HĐND quyết định chứ không phải là do UBND phê duyệt như hiện nay.
Một khía cạnh nữa là minh bạch thông tin và mở rộng giám sát xã hội. Những chủ đầu tư lớn có lợi thế hơn trong việc vận hành một mô hình kinh doanh bài bản, khai thác được tiềm năng du lịch, làm động lực phát triển cho địa phương. Nhưng nếu không minh bạch thông tin và giám sát tốt, nhà đầu tư và các quan chức có thể bắt tay trục lợi trên tài nguyên tự nhiên mà hệ quả là môi sinh không được bảo vệ, mà kinh tế cũng không phát triển do sự méo mó của “nhóm lợi ích”. Cần mở rộng cánh cửa cho các tổ chức xã hội, cho các tổ chức phi chính phủ, và báo chí tham gia. Có như thế mới kiểm soát được các doanh nghiệp - vốn luôn có xu hướng vì lợi nhuận mà bỏ bê môi trường, cân bằng được “bảo tồn” và “phát triển kinh tế”.
___________________________
Ông Jake Brunner, Trưởng đại diện IUCN tại Việt nam:
Hạn chế khai thác du lịch ồ ạt và giới hạn du khách
Hải Phòng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng hồ sơ tái đề cử Di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long mở rộng sang quần đảo Cát Bà.
IUCN (Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế) là tổ chức tư vấn kỹ thuật cho UNESCO về các di sản thiên nhiên thế giới. Thay mặt UNESCO, IUCN sẽ rà soát báo cáo và hồ sơ được nộp, tổ chức các chuyến đánh giá. IUCN không tham gia quá trình chuẩn bị hồ sơ đề cử, trách nhiệm này thuộc về cơ quan nhà nước.
![]() |
Nhìn nhận về hàng loạt các dự án phát triển du lịch tư nhân đã, đang và sẽ được triển khai xây dựng ở những khu vực như Hạ Long, Cát Bà, Fansipan, Tam Đảo, Phú Quốc, Sơn Đoòng… của Việt Nam hiện nay, ông Jake Brunner, trưởng đại diện IUCN tại Việt Nam cho rằng, tất cả các khu du lịch được quốc tế công nhận sẽ là biểu tượng cho Việt Nam.
Những khu vực này cũng là điểm đến thu hút nhiều du khách. Thách thức nằm ở chỗ quản lý du lịch phải bảo tồn được giá trị đặc sắc của khu vực đó, bởi đấy chính là điều thu hút khách du lịch. Điều này có nghĩa nên giới hạn số lượng khách du lịch ở mức sao cho những hoạt động này không gây suy thoái đáng kể các giá trị thiên nhiên ở các khu vực đó, bao gồm cả những khu du lịch được quốc tế công nhận, và hoàn toàn hạn chế khai thác du lịch một cách ồ ạt.
Năm 2003, IUCN đã đề xuất không thông qua việc tái đề cử quần đảo Cát Bà thành Khu Di sản thiên nhiên thế giới độc lập. Kể từ năm 1994, sau khi Hạ Long được đề cử là Di sản thiên nhiên thế giới, IUCN cũng đề xuất việc mở rộng vịnh Hạ Long sang quần đảo Cát Bà. Theo ông Jake Brunner, với việc tái đề cử mở rộng lần này, chính quyền địa phương đang có những hỗ trợ tích cực trong việc thực hiện.
Ông Jake Brunner nhận định, Việt Nam trải qua 20 năm phát triển kinh tế nhanh chóng mà thiếu tập trung quản lý nguồn tài nguyên, dẫn đến cái giá phải trả. Chính phủ hiểu được sự cần thiết phải đảm bảo tăng trưởng nhưng vẫn đảm bảo yếu tố bền vững và giảm lãng phí, và đang cố gắng để biến những quyết định này thành hiện thực. “Chúng ta có thể thấy điều này tại vịnh Hạ Long bởi lẽ chính quyền địa phương vẫn chưa sẵn sàng đầu tư cơ sở hạ tầng để xử lý nước thải từ khoảng 500 tàu thuyền du lịch. Một hệ thống xử lý nước thải sẽ giúp cải thiện không chỉ vấn đề môi trường mà cả kinh tế bởi lẽ với một tài sản thiên nhiên quý giá như vịnh Hạ Long thì thu nhập từ du lịch sẽ góp phần tạo ra việc làm và nguồn thu đáng kể cho địa phương”, ông Jake Brunner nói.
Thùy Linh thực hiện
» Sun Group muốn có “thương hiệu” gắn với kỷ lục thế giới
» Du lịch sinh thái “xẻ thịt” Rừng đặc dụng: Những kẽ hở thất thoát tài nguyên
» Đà Nẵng: Hàng loạt công trình sai phép và câu hỏi về hiệu lực của chính quyền
» Hoàn thiện hồ sơ công trình đào xới bán đảo Sơn Trà để thi công tiếp
» Đà Nẵng đình chỉ thi công dự án du lịch trên bán đảo Sơn Trà
» Xây khách sạn ở núi Sơn Trà: 'Không phù hợp quy hoạch thì phải dừng'
» Linh trưởng Sơn Trà trước nguy cơ tuyệt chủng
» Đừng để Sơn Trà bị “băm nát” và thu hẹp
» Dự án của Sun Group sẽ ảnh hưởng đến quần đảo Cát Bà như thế nào?
» Khoanh vùng bảo vệ tài nguyên quốc gia theo luật
» Từ vụ thú chết ở Vinpearl Safari Phú Quốc: Làm bảo tồn hay kinh doanh “bảo tồn”?
» Sinh quyển và lòng tham của con người
» Chưa triển khai quy hoạch Sơn Trà trong 3 tháng tới
» Để voọc Sơn Trà còn đất sống
» Ngồi cáp treo lên đỉnh Fansipan
» Nguyên Bí thư Thành ủy Hội An - Nguyễn Sự: Đừng “ăn mặn” ở Cù Lao Chàm
» Dân mạng lại “dậy sóng” với dự án cáp treo Fansipan
» Ngồi cáp treo lên đỉnh Fansipan