BS Nguyễn Thị Hoa Hồng - Khoa cấp cứu, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương: Xin được chia câu hỏi thành hai phần: một phần rửa mũi, một phần súc họng, do có thể tách riêng hai hành động này.
- Thứ nhất, việc rửa mũi hiện không khuyến cáo đối với những người không có triệu chứng, do ở trong mũi có một hệ thống niêm dịch, hay dịch mũi giúp thu gom các vi khuẩn, virus có hại, sau đó sẽ vận chuyển về phía sau, xuống họng và được ta nuốt xuống. Đây là một cơ chế bảo vệ, nên nếu không có triệu chứng, không ngạt mũi, chảy mũi thì không cần thiết phải rửa mũi.
+ Đối với những người có triệu chứng cảm cúm nói chung thì có thể dùng nước muối sinh lý, hoặc nước muối ưu trương để rửa mũi. Có một vài nghiên cứu cho thấy việc trên có thể giúp làm giảm triệu chứng, cũng như làm giảm nguy cơ lây nhiễm, và cũng có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
+ Đối với những người mà có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, hoặc viêm xoang thì nên rửa mũi khi có triệu chứng, hoặc trong thời điểm như mùa xuân thường hay có bụi phấn hoa, hoặc lở những vùng có ô nhiễm không khí, nhiều khói bụi như ở Việt Nam. Đối với viêm xoang mãn tính, chỉ nên rửa khi có triệu chứng. Bình thường khi không có triệu chứng, niêm dịch vẫn hoạt động tốt. WHO cũng không khuyến cáo việc rửa mũi.
Ảnh mang tính minh hoạ.
- Thứ hai, đối với việc súc họng, hiện cũng có nhiều nghiên cứu hơn việc rửa mũi. Hiện trong phòng thí nghiệm, việc súc họng với Betadine, một loại thuốc phổ biến, có tác dụng diệt khuẩn, diệt virus.
Đối với người, tại Nhật Bản đã có nghiên cứu với virus gây SARS trước đây, betadine có tác dụng là giảm virus vi khuẩn trong họng, cũng giảm những triệu chứng như viêm họng. Việc súc họng cũng không có tác dụng phụ đáng kể, chỉ chống chỉ định đối với trẻ con chưa điều khiển được hành vi, như trẻ dưới 8 tuổi có thể nuốt thuốc betadine bởi vì nó không tốt. Đối với những bệnh nhân có bệnh về tuyến giáp, cường giáp... thì không nên sử dụng.
+ Mặc dù không được khuyến cáo chính thức, nhưng mọi người vẫn có thể áp dụng súc họng. Tại thị trường Việt Nam, betadine súc họng là loại 1%, ở nước ngoài, có thể là loại 3%, song cần lưu ý ở Mỹ không có betadine súc họng, do đó cần tìm hiểu kỹ, chỉ sử dụng các loại thuốc cho xúc họng. Loại betadine 1% cần pha loãng với nước theo tỉ lệ 1:4. Đối với loại 3%, ta pha loãng theo tỉ lệ 1:10, chỉ dẫn cụ thể về tỉ lệ pha sẽ có trong văn bản gửi kèm.
+ Việc súc họng có thể làm 3 ngày/lần, hoặc những ai đi ra ngoài thì khi về nhà có thể súc họng. Đặc biệt là đối với những người đang có triệu chứng đau họng mà chưa biết do virus, vi khuẩn hay SARS-Cov-2 có thể súc họng trước khi dùng những biện pháp khác.
+ Về động tác súc họng: ta sẽ ngửa cổ lên, để cho thuốc sục vào trong họng khoảng 15 giây và lặp lại khoảng 2-3 lần. Ngoài ra, đối với những loại thuốc khác như Listerine thì không thấy có nghiên cứu này chứng minh có tác dụng trong các bệnh về viêm họng; các loại thuốc khác thì không có bằng chứng thuyết phục.
BTV