Tổng Giám đốc công nghệ Uber: “Chúng tôi cũng có rất nhiều lần đập bỏ”

 12:41 | Thứ tư, 26/07/2017  0

Ông Thuận Phạm, Tổng Giám đốc công nghệ Uber toàn cầu

Có thể thấy Uber hiện nay đang là một trong những startup nổi bật nhất trên thế giới, không chỉ vì đưa tới khách hàng một dịch vụ vận chuyển mới, Uber còn được biết đến ở tốc độ phát triển cũng như khả năng đáp ứng dịch vụ ở mọi thị trường mới.

Từ chỗ mỗi ngày chỉ có 13.000 chuyến đi trên toàn cầu thì đến nay, dịch vụ này mỗi ngày đã cung cấp 3 triệu chuyến đi. 

Phía sau mọi thành công đều là hàng loạt thất bại

Thế nhưng sau thành công này lại là hàng loạt các thất bại. Tại sự kiện “Cùng công nghệ làm nên điều kỳ diệu”, ông Thuận Phạm, Tổng Giám đốc công nghệ Uber toàn cầu chia sẻ: “Trong 18 tháng đầu tiên tôi làm việc ở Uber, tuần nào cũng có thất bại. Tôi có hỏi các kỹ sư khi đó rằng nếu tôi rút một thành phần của máy chủ ra thì mọi thứ còn hoạt động không? Họ trả lời là không và tôi yêu cầu họ xây dựng một hệ thống khác mà khi hỏng một thành phần, những thứ khác vẫn chạy bình thường”.

Tuy nhiên khi việc phát triển chưa xong thì một chiếc card mạng bị hỏng khiến cho toàn bộ hoạt động của Uber tại Chicago ngừng trong 90 phút. Từ đó các kỹ sư tại đây hiểu được vấn đề lần sau không bao giờ xây dựng một hệ thống nào dễ bị tổn thương nữa.

Một thất bại khác mà Uber từng gặp phải là khi một kỹ sư phần mềm ở đây thay đổi  tên một chức năng cho phù hợp với khách hàng, để việc thay đổi tên này có hiệu lực, toàn bộ hệ thống phải khởi động lại. Nhưng sau khi khởi động lại, một số lệnh đã không thể hoạt động kéo theo một số thành phố mất dịch vụ. 

Sau những thất bại này, Uber không sa thải một kỹ sư nào. Người gây ra vấn đề sẽ phải làm một bản kiểm điểm, nêu rõ sai lầm ở đâu, quá trình đó xảy ra như thế nào, đã học được bài học gì để đảm bảo trong tương lai không ai mắc phải một sai lầm tương tự. 

Thất bại là khi thay đổi quá chậm và hành động quá chậm

Ông Thuận Phạm cho cho rằng: “Với bất kỳ doanh nghiệp lâu năm hay startup nào, đừng để vấn đề trở thành thảm họa thì mới giải quyết”.

Mỗi vấn đề nếu kéo dài đến ngày thứ 2 mới xử lý sẽ khiến cho khách hàng sử dụng dịch vụ thất vọng, mất niềm tin. Do đó cần phải rà soát thường xuyên, theo dõi từng phút. Một cách làm hiện nay được Uber áp dụng là chia thành các nhóm vấn đề khác nhau theo mức độ từ 1 đến 5. Mỗi cấp độ sẽ ứng với một cấp nhân viên giải quyết vấn đề. Việc này cũng giúp vấn đề được báo cáo nhanh, xử lý ngay.

Thất bại cũng có thể đến từ sự thay đổi quá chậm. Có thể một người giỏi trong thời điểm này nhưng ở thời điểm khác thì không. Một công nghệ cũng không thể mãi sử dụng. Uber cũng có rất nhiều lần “đập bỏ” những gì mình đang có để xây dựng một cái mới. Cái mới sẽ phải tốt hơn cái cũ nên mọi chuyện sẽ rất khó khăn. 

Startup là hướng đến sự thay đổi, chớp lấy cơ hội để làm cái mới, không nên lo sợ trước những rủi ro, thất bại trên con đường đang đi. Ông cũng chia sẻ thêm, trong giải đoạn đầu của khởi nghiệp, cần tìm ra vấn đề muốn giải quyết, sản phẩm muốn cung cấp đến người dùng. Khi có ý tưởng tốt, được thị trường chứng minh, sẽ có không ít các nhà đầu tư muốn nhảy vào.

Tùng Linh 

Theo BizLive

» Cấm dịch vụ đi chung xe của Uber, Grab: Sự thụt lùi trong quản lý

» Liên tục “kèn cựa” thuế, phí nhưng nhiều hãng taxi truyền thống đóng thuế thấp hơn Uber, Grab

» “Đại chiến” taxi: Hai bộ Tài chính - Công Thương lên tiếng

» Siết quản lý xe hợp đồng dưới 9 chỗ, taxi Uber, Grab

bài viết liên quan
TAGS
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm
đăng ký đăng ký vinaphone 4g dễ dàngchọn sim số đẹp tại khosim.com

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.