Khi bệnh tái phát thì phải quay lại thăm khám để bác sĩ xem bạn đang ở giai đoạn nào. Nếu chưa dùng thuốc thì người bệnh đã bắt đầu có hiện tượng stress, hoặc rối loạn lo âu. Trước hết bác sĩ sẽ chưa dùng thuốc mà khuyên người bệnh cân bằng công việc, nghỉ phép đi du lịch… Điều này giúp người bệnh vui vẻ và tiếp tục công việc.
Nếu sau khi xả stress mà không bớt thì bác sĩ sẽ sử dụng hóa trị liệu bằng các liều thuốc giúp người bệnh trở về trạng thái cân bằng. Tùy ở giai đoạn nào, mức độ bệnh như thế nào thì bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị tốt hơn.
Những người có khí chất, do tiết thần kinh, do tính cách, những người tiết thần kinh trung bình và yếu, có những người hướng nội, những người cầu toàn đã bị trầm cảm thì rất dễ tái lại, cứ bị stress, căng thẳng thì rất dễ trở lại trạng thái lo âu. Nên khi điều trị bác sĩ phải tư vấn, bệnh nhân dễ bị stress thì nên thay đổi lối sống, thay đổi cách nhìn cuộc sống, nhìn những sự việc ở góc tích cực hơn để giải quyết vấn đề đó chứ không bị tác động bởi cuộc sống, cân bằng cuộc sống.
Khi có những dấu hiệu stress như công việc sa sút, kém tập trung, căng thẳng, dễ cáu gắt thậm chí có những lúc bồn chồn lo lắng... nên có kế hoạch nghỉ dưỡng để trở lại trạng thái cân bằng. Ảnh: TL
Khi biết mình thuộc tạng người dễ căng thẳng thì khi làm việc quá căng thẳng, làm 45 phút, nên nghỉ 5-10 phút, thư giãn, uống nước, chào hỏi mọi người sau đó quay trở lại làm việc thì sẽ hạn chế bệnh tái phát.
Người ta thường nói, ở nhà có 1 người bệnh sẽ ảnh hưởng đến 3 - 4 người còn lại. Ví dụ như 1 người bị stress nằm viện thì người nhà phải chăm sóc, ảnh hưởng đến công việc người đó, 1 người vào chung với bệnh nhân là 2 người, chưa kể bệnh nhân mất ngủ làm ảnh hưởng đến người khác, đôi lúc nói vui “một người bệnh kèm theo 3 người nhà bệnh theo”, người ta cũng lo lắng cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến công việc thậm chí mất ngủ kèm theo, nên việc chăm sóc sức khỏe tâm thần rất quan trọng.
Những người nhà có người thân bị bệnh thì nên hiểu biết về bệnh lý đó, phải điều trị về mặt nâng đỡ, xoa dịu, là điểm tựa cho bệnh nhân biết lắng nghe, có những câu hỏi gợi mở để bệnh nhân trút được những gánh nặng trong tiềm thức. Như vậy, bệnh nhân có chỗ nâng đỡ về mặt tâm lý, chăm sóc sức khỏe về mặt ăn uống, giấc ngủ, động viên tích cực đưa bệnh nhân ra ngoài dã ngoại, trò chuyện, thể dục thể thao, khuyến khích bệnh nhân.
Có những người không hiểu lại nghĩ bệnh nhân chỉ nhõng nhẽo, giả vờ bệnh, thậm chí họ la lối. Có những người có con bị áp lực do học hành căng thẳng, thường hay la mắng vì con học kém, không lắng nghe con nên trên thực tế có những chuyện xảy ra về mặt tiêu cực, khi xảy ra rồi thì người nhà mới xem xét và nhận ra con họ bị trầm cảm ở mức độ nặng nề nên mới đưa đến triệu chứng tiêu cực như vậy.
Khi có người thân mắc các bệnh lý trầm cảm, gia đình cũng mất ăn mất ngủ, lâu ngày dẫn đến rối loạn lo âu. Lúc dẫn người thân đi khám, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho người thân cách chăm sóc bệnh nhân trầm cảm; nhờ bác sĩ cung cấp một số triệu chứng khi chớm bệnh (dễ cáu gắt, ngủ ít, bực bội, khó chịu). Khi gặp những triệu chứng này nên gặp bác sĩ, chuyên gia tâm lý để tư vấn nhằm có sức khỏe, tâm lý tốt để giúp người thân của mình.
Chúng ta đã phân tích rất nhiều về bệnh lý trầm cảm, những bệnh lý thuộc chuyên khoa tâm thần do rất nhiều nguyên nhân, do di truyền, tính cách, do cơ thể và môi trường hoạt động cuộc sống của bản thân... Trong nhịp độ cuộc sống hiện nay, bệnh nhân rất dễ mắc bệnh trầm cảm, bị stress, rối loạn lo âu. Do đó để làm tốt mọi việc, chúng ta cần chú trọng về mặt sức khỏe, về mặt thể chất và tinh thần.
Về thể chất, chúng ta nên ra ngoài tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, mỗi ngày bỏ ra 45 – 60 phút tập luyện đều đặn tùy theo tình trạng sức khỏe, có thể ban đầu đi bộ chậm dần dần đi nhanh, ban đầu tập 15-20 phút sau đó tăng lên 45-60 phút. Trong quá trình tập luyện thể dục thể thao, máu sẽ bơm lên não cung cấp đầy đủ oxi chống stress.
Về cân bằng cuộc sống, chúng ta có thể ra ngoài đi dã ngoại, trong quá trình làm việc căng thẳng, ảnh hưởng đến tâm trạng quá mức thì chúng ta nên xin nghỉ phép vài ba hôm để du lịch, nghỉ ngơi, chia sẻ với mọi người... sau đó chúng ta trở lại cân bằng và tiếp tục làm việc.
Khi có những dấu hiệu stress như công việc sa sút, kém tập trung, căng thẳng, dễ cáu gắt thậm chí có những lúc bồn chồn lo lắng... đó là dấu hiệu của stress, chúng ta nên có kế hoạch nghỉ dưỡng để trở lại trạng thái cân bằng. Khi ở mức độ đó chúng ta nên gặp chuyên gia tâm lý, nhưng khi nặng hơn chúng ta nên gặp bác sĩ thuộc chuyên khoa tâm thần, điều trị tích cực để mau thoát khỏi trạng thái bệnh lý, trở lại trạng thái tâm lý cân bằng.
BS-CK2. Trần Minh Khuyên (Chuyên khoa Tâm thần kinh - Trị liệu tâm lý, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1, TP.HCM)