Người dân phường Sầm Sơn, Thanh Hóa đưa tàu thuyền lên bờ tránh bão. Ảnh: TTXVN
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, vào lúc 21 giờ ngày 21.7, bão số 3 ở cách Quảng Ninh khoảng 70 km về phía Đông Đông Nam, cách Hải Phòng khoảng 190 km về phía Đông, cách Hưng Yên khoảng 210 km, cách Ninh Bình khoảng 240 km về phía Đông Đông Bắc.
Vị trí tâm bão ở khoảng 20.9 độ Vĩ Bắc; 108.3 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất: Cấp 10 (89-102 km/h), giật cấp 13.
Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10 km/h.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo khoảng trưa đến chiều mai 22.7, vùng tâm bão đi vào đất liền các tỉnh từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa; khu vực ven biển Hải Phòng, ven biển Hưng Yên (Thái Bình trước đây): Gió cấp 9-10, giật cấp 13-14; Ven biển Ninh Bình: Gió cấp 8-9, giật cấp 13; Ven biển Thanh Hóa (tập trung ở phía Bắc): Gió cấp 7-8, giật cấp 8-9; Hà Nội: Có gió mạnh cấp 5-6, giật 7-8.
Dự báo mưa lớn ở khu vực Bắc bộ và Thanh Hóa đến Hà Tĩnh
Từ tối 21.7 đến ngày 23.7, khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa to đến rất to, tổng lượng phổ biến 200–350mm, có nơi trên 600mm.
Các nơi khác của Bắc bộ và Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to, cục bộ rất to (100–200mm, có nơi >300mm).
Cảnh báo mưa cường suất lớn trên 150mm/3h. Trong mưa dông có thể xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Đêm 21 và ngày 22.7, khu vực từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, Tây Nguyên và Nam bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to (10–30mm, có nơi >70mm, mưa tập trung chiều và tối).
Nguy cơ lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh trong mưa dông.
Từ đêm 23 đến 25.7, Bắc bộ và Bắc Trung bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Cần đề phòng hiện tượng thời tiết nguy hiểm kèm theo.
Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1 do mưa lớn, lốc, sét và mưa đá. Mưa lớn có thể gây ngập úng tại vùng trũng thấp, khu đô thị, khu công nghiệp. Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ven sông suối.
Những địa phương có gió mạnh ven biển, sóng và nước dâng
Quảng Ninh: Phường Bãi Cháy, Hà Tu, Hồng Gai, Hạ Long, Móng Cái 1,2,3; Đặc khu Cô Tô và Vân Đồn
Hải Phòng: Đặc khu Bạch Long Vĩ; Đặc khu Cát Hải, Phường: Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn và các xã: Kiến Thụy, Tiên Lãng
Ninh Bình: 15 xã ven biển gồm Xã Giao Minh, Xã Giao Hoà, Xã Giao Phúc, Xã Giao Hưng, Xã Giao Bình, Xã Giao Ninh, Xã Hải Hưng, Xã Hải Quang, Xã Hải Tiến, Xã Hải Xuân, Xã Hải Thịnh, Xã Rạng Đông, Xã Nghĩa Lâm, Xã Kim Đông, Xã Bình Minh; Đê kè Cồn Tròn đoạn từ K20+000 - K21+633; đê biển Hải Hậu; Đê kè Cồn Tròn, Hải Thịnh II, Hải Thịnh III
Hưng Yên: Xã Thái Thụy và xã Tiền Hải.
Thanh Hóa: 16 xã khu vực mép nước bao gồm các xã Nga An, Tân Tiến, Vạn Lộc, Hoa Lộc, Hoàng Tiến, Hoàng Thanh, phường. Sầm Sơn, phường Nam Sẩm Sơn, Quảng Ninh, Quảng Bình, Tiên Trang, Ngọc Sơn, Tân Dân, phường Hải Lĩnh, phường Tĩnh Gia, phường Hải Bình và phường Nghi Sơn.
Những địa phương có nguy cơ xảy ra lũ quét và trượt lở đất
Thanh Hoá (24 xã): Mường Lát, Mường Chanh, Mường Lý, Nhi Sơn, Pù Nhi, Quang Chiểu, Tam Chung, Trung Lý, Quan Sơn, Tam lư, Trung Hạ, Na Mèo, Sơn Thủy, Sơn Điện, Mường Mìn, Tam Thanh, Hồi Xuân, Nam Xuân, Thiên Phủ, Hiền Kiệt, Phú Lệ, Trung Thành, Trung Sơn, Phú Xuân…
Nghệ An (50 xã): Bắc Lý, Chiêu Lưu, Huồi Tụ, Hữu Kiệm, Keng Đu, Mường Xén, Mường Lống, Mường Típ, Mỹ Lý, Na Loi, Na Ngoi, Nậm Cắn, Hữu Khuông, Lượng Minh, Nga My, Nhôn Mai, Tam Quang, Tam Thái, Tương Dương, Yên Hòa, Yên Na, Mường Quàng, Quế Phong, Thông Thụ, Tiền Phong, Tri Lễ, Bình Chuẩn, Cam Phục, Châu Khê, Con Cuông, Mậu Thạch, Môn Sơn, Châu Bình, Châu Tiến, Hạnh Thiết, Hùng Chân, Quỳ Châu, Châu Hồng, Châu Lộc, Minh Hợp, Mường Chọng, Mường Ham, Quỳ Hợp, Tam Hợp, Nghĩa Đàn, Nghĩa Hưng, Nghĩa Khánh, Nghĩa Lâm, Nghĩa Lộc, Nghĩa Mai, Nghĩa Thọ
Sơn La: Mường Lèo, phường Mộc Châu, Púng Bánh.
Theo Người Lao Động
Metro Hà Nội sẽ ngắt điện thiết bị hiển thị tại sân ga khi bão số 3 đổ bộ
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (bão Wipha), chiều ngày 21.7, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro) đã khẩn trương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ứng phó kịp thời và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hành khách, phương tiện, tài sản cũng như hoạt động khai thác trên hai tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh-Hà Đông) và tuyến số 3.1 (Nhổn-Ga Hà Nội).
Nhân viên Hà Nội Metro che chắn bảng điện tử tại một sân ga của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. Ảnh: PV/Vietnam+
Theo đó, toàn bộ thiết bị quan trọng như loa thông báo, bảng hệ thống thông tin hành khách, đồng hồ trong cabin lái tàu, đồng hồ thời gian… được che chắn cẩn thận. Thiết bị hiển thị tại sân ga các nhà ga cũng sẽ tạm thời được ngắt điện trong thời gian bão đổ bộ nhằm đảm bảo an toàn tối đa.
Các thang máy và thang cuốn ngoài trời sẽ tạm dừng hoạt động khi bão ảnh hưởng trực tiếp, nhằm phòng ngừa rủi ro về an toàn cho hành khách. Ngay sau khi thời tiết ổn định, các bộ phận kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá trước khi đưa thiết bị vận hành trở lại.
Các khu vực trũng thấp, dễ bị ngập úng đã được gia cố và rào chắn, tăng cường hệ thống bảng biển cảnh báo đối với những khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn. Công tác kiểm tra, rà soát hệ thống Depot và khu vực xung quanh các nhà ga được tăng cường nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các nguy cơ mất an toàn như cây đổ, mái tôn, vật rơi...
Hà Nội Metro đã huy động tối đa nguồn lực, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban, bộ phận tại hai tuyến đường sắt nhằm chủ động xử lý nhanh mọi tình huống phát sinh, hạn chế thiệt hại và đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn, thông suốt.
Đặc biệt, tại các vị trí xung yếu như nhà ga ngoài trời, các đoạn đi trên cao, khu vực Depot và các điểm có nguy cơ ngập úng, các tổ ứng trực được bố trí thường xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý sự cố. Các bộ phận vận hành và kỹ thuật được yêu cầu trực 100% quân số, sẵn sàng điều động khi có yêu cầu khẩn cấp.
Lực lượng kiểm tra hiện trường tại các nhà ga và khu vực Depot cũng được tăng cường để theo dõi tình trạng các hạng mục công trình, thiết bị. Lực lượng vệ sinh, bảo vệ tại các nhà ga được huy động nhằm bảo đảm công tác phòng chống bão tại chỗ và an toàn tuyệt đối cho hành khách.
Song song với đó, Hà Nội Metro đã chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó chi tiết, hiệu quả theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ) và “3 sẵn sàng” (sẵn sàng phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó, sẵn sàng khắc phục). Toàn đơn vị tuân thủ nghiêm túc các chỉ đạo, hướng dẫn từ cơ quan chức năng và Ban chỉ huy phòng chống thiên tai của công ty.
Với phương châm “an toàn là ưu tiên hàng đầu”, Hà Nội Metro luôn chủ động ứng phó, sẵn sàng phương án dự phòng để duy trì hoạt động ổn định trước các diễn biến bất thường của thời tiết.
Việt Hùng