Tê giác tại Nam Phi
Phản ứng của EVN diễn ra trong bối cảnh các loài tê giác trên thế giới phải đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng do nạn săn bắn tại châu Phi diễn ra nhiều năm qua, và để đi ngược với các tuyên bố bảo vệ loài tê giác, Vương quốc Swaziland lại đệ trình lên COP 17 một dự thảo cho phép hợp pháp hóa buôn bán sừng tê giác quốc tế. Quốc gia này không chỉ đề nghị được bán lượng sừng tê giác đang lưu giữa tại các kho mà còn muốn tiếp tục cắt sừng từ những cá thể tê giác còn sống để cung cấp cho thị trường.
Nhiều tổ chức bảo vệ động vật hoang dã, trong đó có EVN cho rằng ý tưởng bán sừng tê giác rồi sử dụng khoản tiền đó cho các hoạt động ngăn chặn nạn săn trộm tê giác là hoàn toàn sai lầm. EVN còn nhận định thêm: nếu sừng tê giác hợp pháp và bất hợp pháp cùng song song tồn tại thì sẽ ảnh hưởng lớn đến những nỗ lực thực thi pháp luật quốc tế, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển.
Việc khó có thể phân biệt giữa sừng tê giác hợp pháp và bất hợp pháp sẽ gây ra rất nhiều khó khăn và dễ khiến cho các cán bộ thực thi pháp luật không muốn điều tra, phát hiện và xử lý các vi phạm liên quan đến sừng tê giác. Thêm vào đó, những nỗ lực và bước tiến nhằm giảm thiểu tiêu thụ sừng tê giác tại các quốc gia như Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được trong suốt những năm qua cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu COP 17 cho phép hợp pháp hóa buôn bán sừng tê giác quốc tế.
Hổ bị gây nuôi trong trang trại
Trong một tình huống khó khăn và bất cập như vậy, bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc phụ trách Chương trình Chính sách – pháp luật của ENV đặt vấn đề: “Nếu cho phép buôn bán và tiêu thụ sừng tê giác một cách hợp pháp thì chúng tôi sẽ phải giải thích với người dân Việt Nam như thế nào trong khi chúng tôi khuyến khích họ không nên sử dụng sừng tê giác?”. Theo bà Hà, nếu thực sự muốn bảo vệ tê giác thì thay vì tìm cách kiếm lời trên mỗi mạng sống của tê giác thì cần quyết tâm và nỗ lực hết sức để bảo vệ các cá thể còn lại: “Bởi vậy, ENV khuyến khích đại diện cơ quan CITES Việt Nam và tất cả các quốc gia thành viên bỏ phiếu phản đối đề nghị của Swaziland”, bà Hà nói.
Cũng nằm trong khuôn khổ COP 17, ENV tiếp tục khuyến khích đại diện các quốc gia thành viên CITES có biện pháp chấm dứt các hoạt động gây nuôi hổ vì mục đích thương mại, bởi các hoạt động này không những không có giá trị bảo tồn mà còn đe dọa đến các quần thể hổ còn lại trên thế giới. Tình trạng gây nuôi hổ đã gia tăng đến mức đáng báo động tại Việt Nam và một số quốc gia khác trong khu vực. Tại Việt Nam, số lượng hổ được gây nuôi đã tăng từ 5 cơ sở tư nhân với 55 cá thể năm 2007 đến 14 cơ sở với 189 cá thể vào tháng 7.2016.
Tê tê vàng
ENV cho rằng COP17 cần hướng tới giải quyết tình trạng gia tăng hoạt động gây nuôi hổ và nhanh chóng thực hiện các biện pháp nhằm chấm dứt tình trạng này. Ngoài ra ENV cũng hoàn toàn ủng hộ đề xuất nâng mức bảo vệ cho tất cả các loài tê tê từ Phụ lục II lên Phụ lục I của CITES.
Ở Việt Nam, việc thay đổi tình trạng bảo vệ, đặt cả 8 loài tê tê lên ngang mức bảo vệ với hổ, cùng với Bộ Luật Hình sự mới sớm có hiệu lực sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng trong việc dễ dàng áp dụng các khung hình phạt liên quan tới tê tê: các vi phạm liên quan đến tê tê sẽ đều bị xử lý hình sự (trừ hành vi quảng cáo tê tê).
Từ ngày 24.9 đến 5.10 tới đây, Hội nghị lần thứ 17 của các quốc gia thành viên CITES (COP 17) sẽ diễn ra tại Johannesburg, Nam Phi. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam sẽ tham dự hội nghị này và Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cũng sẽ góp mặt với tư cách là quan sát viên.
COP 17 tại Johannesburg sẽ là lần thứ tư các bên nhóm họp tại Châu Phi kể từ khi Công ước CITES có hiệu lực vào 1 tháng 7.1975, nhưng là lần đầu tiên từ năm 2000 trở lại đây. COP17 sẽ xem xét 62 dự thảo để tăng cường hoặc giảm thiểu sự quản lý về việc buôn bán quốc tế ĐVHD và sản phẩm từ ĐVHD, được thông qua bởi 64 nước thành viên trên toàn cầu. Tổng cộng có 500 loài được điều chỉnh bởi những thay đổi này.
Những tổ chức chống săn bắn tê giác tại Swaziland tin rằng nếu bán đi kho sừng tê 330kg thu thập từ những cá thể đã chết và từ những kẻ săn trộm có thể gây quỹ gần 10 triệu USD để hỗ trợ cho việc bảo vệ 73 cá thể tê giác trắng tại đất nước này khỏi việc bị săn trộm. Ngoài việc bán kho sừng này ra thị trường các nước Đông Á phục vụ nhu cầu Y học Cổ truyền, Swaziland còn có ý định thúc đẩy việc bán thêm hơn 20kg sừng tê mỗi năm, gây quỹ 600.000 USD bằng việc thu hoạch sừng từ các đàn tê giác và những chiếc sừng mọc lại từ các cá thể đã mất sừng.
Hữu Nam
» Buôn bán sừng tê giác: nguy cơ VN đối mặt với trừng phạt quốc tế
» Lượng hổ hoang dã trên thế giới bắt đầu tăng chậm
» Phát hiện thêm quần thể lớn Chà vá chân xám quí hiếm tại Kon Tum
» Vi phạm về động vật hoang dã trên Internet: Tăng 324% so với năm 2013
» Đóng tiền để được cứu động vật hoang dã
» Bị bẫy: câu chuyện về các loài hoang dã
» Những câu hỏi đặt ra cho mô hình kinh doanh vườn thú tư nhân
» Từ vụ thú chết ở Vinpearl Safari Phú Quốc: Làm bảo tồn hay kinh doanh “bảo tồn”?