Nhân viên không lưu được cho là đã thiếu quan sát nên cho phép máy bay Jetstar cất cánh trong khi máy bay khác của Vietnam Airlines chưa thoát khỏi đường băng.
Ngày 11.7, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu Cục Hàng không làm rõ sự việc hai máy bay có nguy cơ va chạm trên một đường băng ở sân bay Đà Nẵng hôm 27.6.
Theo đó, lúc 20h41, một máy bay của Vietnam Airlines từ TP HCM đang chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng, còn chiếc khác của Jetstar Pacific chuẩn bị cất cánh đi TP HCM.
Lúc này, máy bay Vietnam Airlines bắt đầu hạ cánh xuống đường băng 35 phải dưới sự cho phép của nhân viên không lưu.
Vài giây sau, máy bay của Jetstar đang chờ cất cánh trên đường băng thì nhận được lệnh của kiểm soát không lưu, cho máy bay vào đường băng 35 phải, với mục đích sẽ rẽ vào đường 17 trái để cất cánh.
Phi công Vietnam Airlines ngay sau đó thông báo với đài không lưu về việc máy bay của hãng vừa mới hạ cánh, chưa thoát khỏi đường băng. Phát hiện nguy cơ va chạm giữa hai máy bay, kiểm soát viên không lưu lập tức hủy lệnh cất cánh với máy bay của Jetstar Pacific.
Sau sự cố, Cục Hàng không đã lập đoàn điều tra, bước đầu xác định kiểm soát viên không lưu không quan sát nên đưa ra lệnh cho máy bay Jetstar cất cánh trong khi máy bay khác của Vietnam Airlines chưa thoát khỏi đường băng. Theo yêu cầu của Bộ trưởng Đinh La Thăng, Cục sẽ thu thập thông tin và gửi báo cáo lên Bộ trong ít ngày tới.
Phi công PIC 595: "Bọn em xém chết rồi đấy"Mời các bạn nghe băng ghi âm đối thoại giữa phi công máy bay PIC 959 của Jetstar Pacific với nữ kiểm soát viên không lưu (KSVKL) sân bay Đà Nẵng. Người nữ KSVKL này hủy huấn lệnh cho máy bay PIC 595 của Jetstar Pacific cất cánh vì phát hiện ra máy bay HVN 130 của Vietnam Airlines (VNA) chưa thoát ly khỏi đường băng. Theo băng ghi âm của đài kiểm soát không lưu sân bay Đà Nẵng, trao đổi giữa KSVKL với phi công hôm xảy ra vụ việc (27-6) như sau: 13 giờ 45 phút 09 giây, KSVKL thông báo cho phi công lái máy bay PIC 595: đã thông thoáng, vào cuối đường băng 17L (trái). 13 giờ 45 phút 29 giây, phi công PIC 595 thông báo: đã vào điểm quay đầu cuối đường băng 17L. 13 giờ 46 phút 35 giây, KSVKL: gió 160 độ 4 knot. Đường đã thông thoáng để cất cánh (Phi công xác nhận thông số gió bằng cách nhắc lại thông số của không lưu và thông báo cất cánh. Các hội thoại cho đến lúc này đều bằng tiếng Anh). Máy bay của hãng hàng không Vietnam Airlines chuẩn bị cất cánh - Ảnh: Hữu Khoa Ngay lúc đó (13 giờ 45 phút 35 giây) phi công lái máy bay HVN 130 của Việt Nam Airlines thốt lên bằng tiếng Việt (trước đó đều hội thoại bằng tiếng Anh): Ah. Chúng tôi chưa ra khỏi đường băng chị đã cho huấn lệnh cất cánh. Hơi sai rồi đấy. 13 giờ 46 phút 38 giây: một người trong đài kiểm soát không lưu kêu lên: Huỷ cất cánh. Một giây sau (13 giờ 46 phút 39 giây), đài không lưu thông báo với phi công PIC 595: Huỷ cất cánh. 13giờ 47phút 03, Phi công PIC 595: Thank you! Lần sau cẩn thận chút nghe chị. Bọn em xém chết rồi đấy. Đài không lưu: Dạ rồi anh, em cảm ơn nhiều ạ. Theo Cục Hàng không, thời điểm không lưu thông báo cho phi công của chuyến bay PIC 595 cất cánh máy bay HVN 130 của Vietnam Airlines vẫn chưa thoát khỏi đường băng 17L. Khoảng cách 2 máy bay khoảng 350m. Thời gian KSVKL ra lệnh cất cánh đến khi huỷ lệnh là 4 giây. Kết luận điều tra ngày 11-7 của Cục Hàng không khẳng định sự cố trên là sự cố uy hiếp an toàn hoạt động bay nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, thì có thể dẫn đến tai nạn. Kíp trưởng Kíp trực Đài kiểm soát tại sân bay Đà Nẵng cho phép, hướng dẫn KSVKL thực tập trực tiếp điều hành bay là vi phạm quy định. Ngoài xử lý các tổ chức, cá nhân liên quan, Cục Hàng Không yêu cầu, đơn vị chủ quản không làm thủ tục đề nghị và kiểm tra cấp giấy phép cho KSVKL thực tập Trương Nguyễn Quỳnh Anh (người lệnh máy bay cất cánh khi máy bay khác chưa thoát khỏi đường băng) trong thời gian tối thiểu là 1 năm kể từ ngày xảy ra sự cố để tiếp tục huấn luyện thêm. T.PHÙNG/Tuổi Trẻ |
Thanh Bình/vnexpress.net