Sinh viên Mỹ trải nghiệm làm gốm sứ

 21:51 | Thứ năm, 22/09/2016  0
Các sinh viên tỏ ra thích thú với qui trình sản xuất của Minh Long I. Ảnh: Lê Thoa

Hoạt động nằm trong chương trình trải nghiệm văn hóa khám phá Việt Nam, được sự hỗ trợ của Hiệp hội du lịch TP.HCM và ban tổ chức cuộc thi Chiếc Thìa Vàng. Đoàn đã được đại diện Minh Long I giới thiệu về công ty, đi tham quan, tìm hiểu quá trình sản xuất gốm sứ tại bộ phận lò, chuỗi hệ thống sản xuất theo dây chuyền, các robot phay và tạo hình sản phẩm, khu vẽ mỹ thuật...

Các sinh viên đã rất ấn tượng bởi đoạn phim ghi lại quy trình làm nên các sản phẩm gốm sứ tinh xảo của Minh Long I, được làm từ các vật liệu cao cấp, ứng dụng nhiều công nghệ cao vào sản xuất (ví dụ công nghệ Nano), nung ở nhiệt độ cao 1.3800C nên sản phẩm có độ bền cực cao, khó bị trầy, mẻ. Đồng thời, các hoa văn trang trí trên sản phẩm cũng chìm dưới lớp men và được men bảo vệ nên khi dùng để chứa thức ăn nóng hoặc có axit cao (như chanh, giấm…), các độc tố như chì hay cadmidium (có trong màu sặc sỡ) không thể hòa tan vào thức ăn. Ngạc nhiên hơn là sản phẩm như tách có thể dùng như búa đóng đinh mà vẫn không bị vỡ hoặc mẻ.

Qua từng khu, đoàn khách muốn nán lại thêm để xem những nghệ nhân nắn, tô vẽ, trang trí sản phẩm. Ảnh: Lê Thoa

Đặc biệt, các sinh viên tỏ ra háo hức với các sản phẩm trang sức bằng sứ, đó là những đôi hoa tai bằng sứ, hoa sen bằng sứ, lọn hoa cưới bằng sứ… Càng vui hơn khi các nữ sinh mỗi người được tặng một đôi hoa tai bằng sứ như một món quà kỷ niệm chuyến tham quan. Sinh viên nữ rất thích thú với trang sức bằng sứ của công ty. Họ cho biết đây là lần đầu tiên được tận mắt chứng kiến qui trình sản xuất gốm sứ, và bất ngờ về sản phẩm hoa tai đẹp tinh xảo được tặng.

GS. Christopher M. Annear cho rằng chuyến đi thực sự là trải nghiệm văn hóa ý nghĩa của các bạn sinh viên ở một đất nước xinh đẹp và giàu truyền thống như Việt Nam, đặc biệt là có cơ hội hiểu hơn về nghề gốm sứ nổi tiếng mà thương hiệu Minh Long I đã tạo dựng được. Ông cũng cho biết, sau chuyến đi miền Bắc trong hai tháng tới, đầu tháng 12, đoàn tiếp tục quay trở lại TP.HCM để theo dõi và cổ động các đầu bếp vòng chung kết Chiếc Thìa Vàng 2016.

Chụp hình các sản phẩm gốm mỹ nghệ đăng Facebook như một kỷ niệm khi tới Việt Nam. Ảnh: Thoa Lê

Chuyến thực tế của đoàn kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 nhằm tìm hiểu văn hóa Việt Nam thông qua việc di chuyển đến các vùng miền, quan sát cuộc sống của người dân, học tiếng Việt... Trong đó, với ba tuần ở TP.HCM, mỗi ngày các sinh viên Mỹ sẽ dành hai giờ để học tiếng Việt, tiếp xúc người dân TP.HCM, tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Nam bộ. 

Trước đó, chiều 8.9, tại nhà hàng tại nhà hàng Rose (quận 10, TP.HCM), các sinh viên đã được bà Bùi Thị Minh Thủy, giảng viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, giới thiệu về những nét độc đáo của ẩm thực Việt Nam. Một món quà bất ngờ cho các sinh viên, đó là phần thực hành, khi các sinh viên Mỹ thực tập chế biến ba món ăn phổ biến của người Việt Nam là: bò lá lốt, bánh khọt và chả giò. Bếp trưởng Nguyễn Nguyên Trang NH Hoa Hồng (Khách sạn Kỳ Hoà) từng đoạt huy chương vàng hội thi món ăn Dân tộc toàn quốc năm 1996, huy hiệu Bếp Vàng 2013 hướng dẫn sinh viên các bước thực hiện món ăn.


Một số hình ảnh sinh viên Mỹ vẽ gốm sứ tại xưởng mỹ thuật

Mỗi sinh viên được Minh Long I tặng một sản phẩm. Sinh viên viết tên dưới đáy li và tùy thích sáng tác hoa văn...

 Sản phẩm này sẽ được nung và  họ sẽ được nhận lại vào tháng 12 tới.

Kelsay cho biết chưa bao giờ bạn được làm công việc thú vị này.

Sinh viên Danielle dành trọn tình yêu với món phở

Cũng như các sinh viên, GS. Christopher M. Annear chọn cho mình một sản phẩm và vẽ lên hình ảnh và tên các món ăn bằng tiếng Việt như: bánh xèo, cơm tấm...

Thành quả sau 30 phút

Các sinh viên sẽ nhận lại các sản phẩm này vào tháng 12 tới như một món quà ý nghĩa của chuyến đi.


T.Dũng

» Sinh viên Mỹ háo hức khám phá ẩm thực Việt

bài viết liên quan
TAGS
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm
Gốm Bát Tràng Việt Nam

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.