Sự hiếm hoi những sản phẩm tạo hình của người Việt thể hiện ánh điện dường như gợi ý rằng người Việt chưa thực sự cảm nhận mình “hiểu” điện đến mức độ thành nguồn cảm hứng thẩm mỹ...
Tờ phim ở các rạp phải thể hiện được những yếu tố “quảng bá” đáng giá nhất của bộ phim mà một người mê phim không thể bỏ qua cơ hội được đến rạp.
Nhiều năm tôi đã nghe lại rồi đi tìm dòng nhạc trước 1975 mà một thời những kẻ “trưởng giả học làm sang” đã gán cho nó nào là vàng, sến, não tình… nhưng từ lâu, tôi đã vô tình khi viết về âm nhạc mà không nhắc tới nhạc sĩ Hoàng Trọng.
Với Yukiko, thiên nhiên và mối tình sâu đậm tại Đà Lạt đã mở ra một viễn cảnh thiên đường. Nhưng thiên đường đó chóng vánh tựa đám mây trôi...
Nếu thập niên 1970 “xây cho nhà cao, cao mãi” là một khát vọng thì nửa thế kỷ sau, chiều cao có thể khiến người ta e dè và dẫn đến những câu hỏi không bao giờ chấm dứt...
Đồ hộp theo chân người Pháp vào Việt Nam trong quá trình tiến chiếm thuộc địa... Đến thập niên 1930, người Việt đã quen dần với thực phẩm đóng hộp vì tính tiện lợi và chế biến ngon, lạ miệng.
Ngoại trừ phía đầu đường tấp nập ồn ào với cửa vào hai bệnh viện, đoạn còn lại của đường Nguyễn Văn Học, nay là Nơ Trang Long chạy đến cầu Băng Ky luôn gây nhiều cảm xúc cho tôi...
Ngày trước, khi ta bước vào một gia đình bình dân hay trung lưu ở Đà Lạt, điều mang lại cảm giác nhẹ nhàng cho tâm trí đó là hình ảnh quen thuộc này: bên chiếc bàn gỗ đặt cạnh cửa sổ, một người phụ nữ đang tỉ mỉ móc len.
Trong một bài viết, Trịnh Công Sơn nói về họa sĩ Đinh Cường, bạn thân của ông như sau: “Có một kẻ lỳ lợm đam mê kỷ niệm... Đinh Cường là kẻ không chịu lãng quên, Cường vừa ra đi, vừa ở lại..."
Vùng Ông Tạ xưa nay có nhiều lò võ, nhiều võ sư, võ sĩ lừng lẫy. Trong đó, có hai huyền thoại võ của Sài Gòn và cả nước là Kid Dempsey, Tiểu Lý Quảng.
Trong tờ quảng cáo thuốc cao đơn hoàn tán của Vạn Tế Đường, cũng yêu cầu khách mua: “xin hãy nhận biết qua nhãn hình Nhị Hoa Diện”.
Nhìn ngôi phòng Họa viên có thiết kế phần kính chiếm toàn bộ mảng tường nhìn ra ngoài, cửa sập, gắn máy lạnh… rất hiện đại ấy khó ai nghĩ nó được xây dựng từ cuối thập niên 1950.
Nhìn ngôi phòng Họa viên có thiết kế phần kính chiếm toàn bộ mảng tường nhìn ra ngoài, cửa sập, gắn máy lạnh… rất hiện đại ấy khó ai nghĩ nó được xây dựng từ cuối thập niên 1950.
Tất cả những sự việc đó nói lên một điều là triều đình rất coi trọng việc kỷ niệm ngày sinh của hoàng hậu, đánh dấu bằng một lễ lớn hàng năm.
Thời đó, thị dân và du khách đến Đà Lạt nhìn vào những kho sách, thư viện, văn khố để thấy tầm vóc giá trị tinh thần làm nên một đô thị. Đà Lạt cũng soi mình vào chính những tàng thư của mình để tự tri...
Nhiều tài liệu ghi Hoàng hậu Nam Phương sinh ngày 4.12.1914. Trong khi đó, bia mộ của Hoàng hậu lại khắc ngày sinh là 14.11.1913. Vậy đâu là sự thật?
Đối với giới sưu tầm nghệ thuật, nhất là với những người thích sưu tầm tranh mỹ nghệ cao cấp của các công ty mỹ nghệ miền Nam trước 1975, họa sĩ Trương Văn Thanh là một nhân vật bí ẩn trong tâm trí của họ.
Từ mục đích ban đầu là dùng làm phương tiện giao thông, người Việt bắt chước người Pháp tổ chức đua xe đạp. Từ đua vòng quanh Sở Thú, vòng quanh Sài Gòn, rồi Sài Gòn - Hà Nội - Sài Gòn...
Thú ăn kem ở Đà Lạt có lẽ khởi từ cư dân mà lan sang du khách. Một dạo, du khách đến Đà Lạt cũng đi tìm những tiệm kem...
Người ta vẫn thấy nơi ông Phạm Gia Triếp là mẫu hình của một công chức văn hóa mẫn cán của thời cũ, không màng chính trị phe phái trong một đô thị vốn dĩ êm đềm...
Đối với tôi, đường Pasteur là con đường rất đẹp, với lề đường rộng và cây xanh chen lẫn các ngôi biệt thự xây từ thời thuộc địa vẫn còn tồn tại...
Cả khi tôi vào nghề báo 48 năm trước và cả khi tôi làm những công việc không thuộc nghề báo mà tôi không được chọn lựa, bà Tư luôn là người thầy của tôi, dẫn dắt tôi đi...
Trong khi cư dân rồng rắn chen chúc rời khỏi Đà Lạt, có hai chuyên gia vẫn đi xuyên qua những đợt giao tranh, pháo kích và ngược dòng người di tản hỗn loạn để theo đuổi kịch bản giải cứu tài liệu...
Lớp trẻ lớn lên ở Phú Nhuận ngày nay không mấy ai biết cái tên hẻm Hàng Gòn. Nhưng cách nay nửa thế kỷ, đó là cái tên quen thuộc của cư dân cố cựu vùng đất này.
Hôtel du Parc từ đầu đã mang một hình thái kiến trúc hoàn chỉnh, dự phần vào đời sống trung tâm, gửi gắm một phong cách sang trọng bề thế kiểu Pháp...
Sau dự án nhà hát opera ở Thủ Thiêm (TP.HCM), đến lượt Hà Nội lại nóng lên với ý tưởng xây mới một nhà hát opera hoành tráng ở hồ Đầm Trị (Quảng An, Hồ Tây)...
Thực tế thì không có tư thế nào có thể tồn tại nếu không gắn với thói quen lao động hay sinh hoạt. Chúng ta thôi ngồi như vậy là vì hoạt động sống đã khác...
Trong ký ức những người Hội An được sinh ra và lớn lên ở thập niên 60, các hiệu sách trong phố là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm về truyền thống đọc sách được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ...
Đó là một thời kỳ lạ xuất hiện sau năm 1975 ở miền Nam vì chưa bao giờ diễn ra như vậy. Cuộc sống khó khăn ập đến, hiện diện mỗi ngày trong từng gia đình.
Tôi vẫn đang ở Đà Lạt. Thế mà có lần tôi giật mình nhớ “Đà Lạt”. Có cái gì đó đang “gõ” vào tôi thế này, gõ êm lắm, thân thiết ở một đoạn đời đi mây về gió...
Tính hiếu kỳ của Yersin đã chẳng những đưa ông đến với tất cả các lĩnh vực từ thực vật học đến sinh vật học và y học, mà còn đạt được những thành tựu đột phá trong những lĩnh vực đó...
Giáo sư Vũ Văn Mẫu không chỉ là một nhà giáo uyên bác mà còn là một KẺ SĨ can trường “dấn thân” vào đời sống chính trị, đem tài trí phụng sự quốc gia.
“Dinh Độc Lập” là cái tên duy nhất được gọi cho cả hai dinh thự lớn lần lượt tồn tại ở Sài Gòn, cùng nằm trên một miếng đất lớn ở trung tâm thành phố...
Là công cụ “khai hóa”, ánh đèn điện là sức mạnh thực dân, nhưng cũng là đặc điểm của đô thị, những nơi thời trước chỉ có những tiếng trống thu không trên những vọng lâu các tòa thành cổ...
Có một tiệm ảnh tồn tại từ năm 1936 đến tận ngày nay, trải qua bao biến động vẫn mở cửa, chỉ làm một nghề là chụp và rửa ảnh trong suốt 86 năm. Đó là tiệm chụp hình Mỹ Lai.
Sài Gòn xưa có những “biểu tượng” phổ biến trong dân chúng và bền chặt qua thời gian, như chợ Bến Thành, bia Con Cọp, xà bông Cô Ba... phản ánh đặc trưng kinh tế và sinh hoạt của thành phố...
Được xây dựng từ 1912, đến nay ngôi chợ Bến Thành đã trải qua 110 năm tồn tại và phục vụ cho bao lớp cư dân Sài Gòn và các tỉnh đến buôn bán, mua sắm, ăn uống… và cũng có những lúc thăng trầm.
Những câu chữ lãng mạn quá khứ là thứ có khả năng níu giữ những cõi trời nước hoang sơ bảng lảng trong hồn người, đang phải đầu hàng trước sự xu thế ngăn nắp hóa đến cạn dòng...
Sự ra đời của Radio Saigon đã đưa các nghệ nhân nhạc tài tử và vọng cổ cải lương Nam bộ lên sóng phát thanh “giây thép gió” đến với nhiều thính giả hơn, ngay ở Sài Gòn, ở Đông Dương...
Những cái tên rạp đã từng là điểm hẹn cho tuổi trẻ, là bến cảng cho những cánh buồm tâm trí rẽ sóng đi xa trong cả thế kỷ XX nhiều biến động ở mảnh đất này...
Dù hương khói đã tan, bất kể lý do gì, chiếc lư trầm chàng trai 19 tuổi Lưu Hữu Phước thắp lên ở một gác trọ Hà Nội đã thực sự làm nên một biểu tượng lãng mạn của thời đại ấy.
Có rất nhiều thứ đã không còn tồn tại ở Hà Nội nhưng thật trớ trêu, giờ đây chúng lại là thành tố nhận diện không gian sống...
Người nghệ sĩ mất đi niềm vui sáng tạo, cây sậy thôi suy tưởng. Chỉ một cơn gió thoảng, làn hơi lạnh bất chợt cũng đủ làm chiếc lá rơi rụng về cội.
Những cư dân sống lâu năm ở Sài Gòn thích ẩm thực hương vị đồng quê Kinh Bắc với thịt kho, dưa chua, trứng đúc, cà bung… thì Tiệm cơm ĐỒNG NHÂN - Cơm Bà Cả luôn được nhắc đến.
Bạn có biết ngày xưa ở vườn Tao Đàn có xóm Lụa? Đầu đường Đồng Khởi từng có xóm Hàng Đinh? Ngay Bến Bạch Đằng có bãi tắm riêng của vua?
Máy bay thuộc về một loại siêu phương tiện giúp người Việt nhận thức về sức mạnh của thời đại, mà bỗng nhiên lịch sử đã cho người Việt nếm trải đậm đà dù có khi ở góc độ không mong muốn...
Căn nhà xưa vẫn còn đó, đợi chờ. Chúng tôi vẫn mơ về ngày Tết, tất cả anh chị em tôi lại cùng nhau sum họp đón giao thừa vui Xuân.
Thỉnh thoảng dịp cuối năm, chúng tôi, những cựu cán bộ, nhân viên Báo Giải Phóng, rủ nhau về thăm căn cứ cũ, địa bàn thời kháng chiến của Trung ương Cục miền Nam, còn gọi là R hay là Miền...
Dĩ nhiên là Sài Gòn trăm năm trước không có xe cộ ồn ào, không bụi bặm mù trời, không có những buổi karaoke ồn ào suốt ngày đêm của hàng xóm…
Con sông Hồng giờ đây lờ lững chảy gợi ý cho những cuộc bài trí cảnh quan mới trong đô thị. Dòng Nhị Hà lấp lánh nguồn sống có mãi là một ý niệm trong tâm tưởng?
Cà phê Nhạc Trẻ vẫn trung thành với phương châm phục vụ khách những bản nhạc hay và âm thanh tuyệt hảo nhưng lần này với phong cách mới Audiophile.
Sau năm 1975, cùng số phận với sách, báo, nhạc tình Sài Gòn, những bản nhạc pop rock của Âu - Mỹ bị xem là “văn hóa đồi trụy” và bị cấm xem, nghe, lưu giữ...
Ít biết hơn là nhà thuốc Nhị Thiên Đường cũng có làm xà bông. Khác với xà bông thường, “xà bông vệ sanh” trị được vi trùng, tắm rửa giặt đồ hay rửa mặt sẽ trị được mụn độc, ghẻ lở.
Hỏa xa đã thể hiện sức mạnh vật chất của mình trong đời sống một đất nước hiện đại hóa trong tình thế thuộc địa... Từ khi nào hỏa xa trở thành xe lửa?
Thời trẻ “ông Khai Trí” đi bán từng quyển sách trước cổng trường trung học. Qua nhiều năm tháng, ông trở thành chủ hiệu sách lớn nhất nhì Sài Gòn...
Các điểm nghỉ mát thực sự đi vào thói quen đời sống khi chúng có mặt trong các sản phẩm truyền thông giải trí. Những cái tên Tam Đảo, Đồ Sơn, Long Hải… đã được truyền tụng như thiên đường hạ giới.
Trong lần ghé lại dịp Nhà lưu niệm Sơn Nam được khánh thành hồi năm 2010, có người hâm mộ ông bật ra câu nói: “Rốt cuộc ông Sơn Nam cũng có ngôi nhà khang trang tươm tất”...
Người Việt chuẩn bị cho những nấc bậc trên con đường cuộc đời tương đối rành mạch. Sự đối diện với các mối đe dọa sức khỏe của người Việt vừa thực tế, vừa thấm một tinh thần lạc quan.
Cho đến giờ, thứ các triều đại để lại đầy đặn nhất trong các di chỉ khảo cổ chính là các đồng tiền, trong khi lâu đài cung điện hay văn khố nhiều phần đã ra tro bụi.
Một câu tục ngữ đời mới của giới lính tráng tếu táo về cái ba lô: “Vì tình nhà đeo ba lô đằng trước, vì nợ nước đeo ba lô đằng sau”...
Sống ở Sài Gòn này, cứ phải đi qua những ly biệt vô tình thế này, với kẻ lẩm cẩm như tôi, quả tình đau lòng quá.
Nếu có một bộ sưu tập những lời rao của xứ này, thì có lẽ ngoài tiếng lóc cóc mì gõ, âm thanh lạch xạch của mấy chú tẩm quất dạo, kẹo kéo, thì tiếng loa rao tuồng có một vị trí đường bệ đặc biệt...
Trong cái ổ bánh Sài Gòn, mấy ông bà đây bất luận người xứ nào rồi cũng tìm thấy một miếng thân thuộc, gần gũi...
Hình ảnh một khu Hòa Bình thanh bình đang dần nhếch nhác, lại sắp trở thành khu “thương mại dịch vụ phức hợp hiện đại” là một mất mát thực sự đối với ký ức, giá trị nhân văn đô thị Đà Lạt.
Để chọn con đường nghệ thuật gắn liền với kép độc, phản diện, ắt hẳn người nghệ sĩ đã có từ trong tư chất lòng khiêm hạ, biết coi mình bé mọn...
Rồi thì người ta sẽ vẫn xoay xở cho những kỷ niệm lãng mạn của riêng thế hệ họ với Sài Gòn.
“Hãy luôn biết cách ra về vào đúng khi cuộc vui hẵng còn đang vui nhất!”
“Đất có chủ, nhà có gia tiên” - mệnh đề khẳng định này sẽ được họa sĩ Sĩ Hoàng cùng cộng sự, nghệ nhân phòng trà Điểm Một Thời bày soạn công phu ngay tại Nguyễn Huệ...
Chuyện này đến nay có lẽ chỉ còn mình tôi biết. tôi muốn kể lại, trước hết vì Hội An của tôi, để Hội An hiểu thêm rằng mình từng lạ và “hay” đến thế nào. Đặng mà cố giữ nó.
Tôi nhớ hoài một đêm thứ Bảy đang bát phố Sài Gòn-Chợ Lớn, anh bạn MC Trấn Thành bỗng thốt lên “Giá mà giờ rủ nhau chui vô rạp coi cải lương thì mới đã đời!”. Câu nói vu vơ khiến tôi thốt chùng lòng: đêm thứ Bảy giữa trung tâm Sài Gòn, muốn tìm nghe một câu vọng cổ, coi một lớp tuồng mà rọi đuốc kiếm không ra!
Nếu ví Sài Gòn như một hợp hương mỹ phẩm, thì có lẽ những note dư hương day dứt cuối cùng, chỉ có kẻ xa Sài Gòn mới thật sự được hưởng trong những mặc niệm hoài hương...