Vẫn phát hiện chất kịch độc cyanua trong nhiều mẫu cá

 23:46 | Thứ tư, 24/08/2016  0

Phân tích các độc chất trong gan, ruột và mang cá - Ảnh: Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam

» Luật sư Trương Trọng Nghĩa: Phải điều tra và hoàn tất 'hồ sơ Formosa' làm cơ sở xử lý thảm họa

» Thảm hoạ Formosa: Pháp lý của việc bồi thường và quyền của người dân bị thiệt hại

» Thảm họa môi trường biển: Chỉ một người nhận hình thức kỷ luật

» Cá biển miền Trung vẫn bị “treo”

Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) quốc gia ngày 24.8 cho biết vừa thực hiện xét nghiệm 9 mẫu cá do Chi cục ATVSTP Hà Tĩnh gửi ra. Đây là các mẫu cá được lấy tại Gò cá xã Cẩm Nhượng, biển Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh (3 mẫu gồm: cá mu, cá đuối); Chợ Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên (6 mẫu gồm: ghẹ 3 mắt, cá nhồng, cá man, cá trạng buồn, cá mỏ neo, cá triềng).

Theo kết quả kiểm nghiệm (ngày 22.8) cho thấy hàm lượng các kim loại nặng như: thủy ngân, crôm, asen, chì, sắt trong các mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng trong mẫu cá trạng buồn có hàm lượng cadimi là 0,079mg/kg, vượt quá giới hạn cho phép. Ngoài ra, xét nghiệm cũng phát hiện tồn dư cyanua trong 5 mẫu cá: cá đuối (0,8 mg/kg); ghẹ 3 mắt (0,8 mg/kg); cá nhồng (0,6 mg/kg); cá man (0,5 mg/kg) và cá mỏ neo (3,9 mg/kg).

Cùng ngày, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế công bố từ đầu tháng đến ngày 19.8, trong 18 mẫu hải sản được lấy từ tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) được kiểm nghiệm chỉ phát hiện một mẫu có lượng cadimi vượt ngưỡng.

Theo bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trên thế giới, cũng như trong nước từ trước đến nay chưa bao giờ giám sát phenol, cyanua trong hải sản. Vì thế nên không quy định ngưỡng các chất này trong thực phẩm. Sau sự cố môi trường, các chất này mới được đưa vào giám sát, kiểm nghiệm nhưng có quy định ngưỡng dung nạp với phenol. Một số nghiên cứu của Cơ quan quản lý thực phẩm châu Âu cho thấy lượng phenol ăn vào hàng ngày của cơ thể người qua thực phẩm ở 0,18 mcg/kg thể trọng trên một ngày là an toàn.

Trong khi đó, theo chuyên gia hoá học, cyanua là một chất kịch độc, có thể gây chết người chỉ với liều lượng thấp. Người ăn phải cá hay thực phẩm nhiễm độc cyanua có triệu chứng nóng lưỡi, họng, đau đầu, chóng mặt, kích thích, đau bụng, buồn nôn, thở nhanh, thậm chí hôn mê, ngừng thở, hạ huyết áp.... Phần lớn lượng cyanua có trong nước và đều xuất phát từ quá trình công nghiệp. Nguồn thải chính của cyanua vào trong nước là nguồn thải từ quá trình khai thác mỏ, công nghiệp hóa chất hữu cơ, những công việc liên quan sắt và thép.

Theo N.Dung - Người Lao Động

» Cá biển miền Trung vẫn bị “treo”

» Thủ tướng phê bình cán bộ vô trách nhiệm trong vụ Formosa

» Thảm họa môi trường biển: Chỉ một người nhận hình thức kỷ luật

» Chết trong “cơn lốc tiền” Formosa

» Thảm họa môi trường biển: Chỉ một người nhận hình thức kỷ luật

» Bộ TNMT: Biển miền Trung đã sạch!

» Của chim và người

» Formosa sắp vận hành thử 6 ống khói: Lo ngại ô nhiễm bao trùm khu vực

» Miễn và hoàn thuế hơn 10.000 tỷ đồng cho Formosa Hà Tĩnh

» Chuyên gia Nguyễn Quang Đồng: Cần lấy lại niềm tin từ minh bạch thông tin

» Quảng Bình mùa thiếu biển

» Luật sư Trương Trọng Nghĩa: Phải điều tra và hoàn tất 'hồ sơ Formosa' làm cơ sở xử lý thảm họa

» Thảm hoạ Formosa: Pháp lý của việc bồi thường và quyền của người dân bị thiệt hại

________________________

Cùng chuyên đề: 

>>Thảm hoạ Formosa: Pháp lý của việc bồi thường và quyền của người dân bị thiệt hại 

>>Cần lấy lại niềm tin từ minh bạch thông tin  

 >> Khởi tố vụ chôn lấp 100 tấn chất thải của Formosa 

>> Chất thải của Formosa chứa xyanua vượt ngưỡng 

» Phát hiện 100 tấn chất thải Formosa chôn trong trang trại 

>>Vụ Formosa: Bao giờ thì khôi phục môi trường biển để làm ăn lại bình thường? 

» Vân Lâm: Thủ phủ Formosa, tâm điểm của ung thư 

» Vụ cá chết hàng loạt: Dân miền Trung cần khởi kiện Formosa đòi bồi thường thiệt hại 

» Thảm họa Formosa: đã làm được gì và còn phải làm gì? 

» Hậu sự cố Formosa: “phải rà soát lại tất cả dự án tại Việt Nam” 

» Một vài suy nghĩ sau khi Formosa nhận lỗi gây sự cố môi trường miền Trung 

» Bốn bài học rút ra từ thảm họa môi trường Formosa 

» Từ cá chết Vũng Áng đến Formosa: Nhìn lại quy hoạch môi trường 

» Thảm họa Formosa: Pháp lý của việc bồi thường và quyền của người dân bị thiệt hại 

» Thảm họa Formosa: Từ cảnh báo di dân đến đề xuất ngừng hoạt động

bài viết liên quan
TAGS
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.