Việt Nam thuộc top 5 quốc gia dễ gặp mã độc tấn công

 13:53 | Thứ năm, 09/02/2017  0

Báo cáo an ninh mạng được Microsoft thực hiện đưa ra các nguy cơ trong nửa đầu năm 2016, dựa trên phân tích các thông tin hiểm họa của hơn 1 tỉ hệ thống khắp toàn cầu. Báo cáo cũng bao gồm các dữ liệu định hướng dài hạn và các hồ sơ hiểm họa chi tiết từ hơn 100 thị trường và khu vực.

Số liệu chỉ ra rằng châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt các thị trường mới nổi, là những nước gặp nguy cơ cao nhất về các mối đe dọa an ninh mạng. Bên cạnh Việt Nam và Indonesia, các nước trong tốp bị nhiễm mã độc cao bao gồm cả các thị trường lớn đang phát triển như Mông Cổ, Pakistan, Nepal, Bangladesh, Campuchia, Philippines, Thái Lan và Ấn Độ với tỷ lệ hơn 30%.

Tuy nhiên, các nước phát triển cao về công nghệ thông tin trong khu vực như Nhật Bản, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore  lại có tỷ lệ nhiễm mã độc ở mức thấp hơn so với mức trung bình thế giới. Thực tế này cho thấy tính đa dạng của an ninh mạng tại châu Á - Thái Bình Dương.

Danh sách mã độc xuất hiện nhiều ở châu Á Thái Bình Dương như Gamarue - là mã độc phổ cập nhất trong nửa đầu năm 2016, đặc biệt là tại thị trường Nam và Đông Nam Á. Khoảng 25% máy tính tại Ấn độ và Indonesia bị Gamarue tấn công trong cùng kỳ.

Gamarue là loại sâu máy tính cung cấp một điều khiển mã độc chiếm quyền trên máy tính người dùng, đánh cắp thông tin và thay đổi các thiết lập bảo vệ trên máy.

Lodbak, một dạng trojan thường được cài trên các ổ di động bị điều khiển bởi Gamarue, luôn cố cài Gamarue khi ổ đĩa bị nhiễm kết nối với máy tính; và Dynamer - một trojan có thể ăn cắp các thông tin cá nhân, tải thêm mã độc hoặc giúp các hacker truy cập vào máy tính.

Biến thể của Gamarue có thể cung cấp điều khiển hacker độc hại lên máy tính bị nhiễm, đánh cắp thông tin từ các thiết bị rồi truyền tới các máy chủ chỉ huy và điều khiển của kẻ tấn công. Gamarue cũng tạo ra những thay đổi và mã độc không mong muốn trên các thiết lập bảo mật của máy tính trạm.

Ước tính các tổ chức thường mất trung bình 200 ngày để biết rằng hệ thống bị tấn công. Báo cáo khuyến cáo doanh nghiệp cần tạo nền tảng vững chắc thông qua các phần mềm chính hãng và luôn cập nhật.  Tập trung làm sạch hệ thống mạng, nhất là việc ngày càng nhiều thiết bị cá nhân sử dụng tại nơi làm việc khiến cho cơ hội nhiễm mã độc càng gia tăng.

Xây dựng một nền văn hóa phân tích dữ liệu lớn liên quan đến phân loại dữ liệu, chứng thực đa hệ, mã hóa, quản lý quyền, máy học để phân tích hành vi và đăng nhập nhằm phát hiện các bất thường hoặc đáng ngờ để có thể cung cấp manh mối tiềm năng nhằm ngăn chặn các vi phạm an ninh.

“Đầu tư hệ sinh thái bảo vệ mạng và giám sát mọi hệ thống bằng giải pháp an ninh tin cậy và công nghệ bảo mật hiện đại nhằm giám sát, phát hiện và loại trừ các hiểm họa mạng phổ biến và tiên tiến theo thời gian thực, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn để tiến hành các phân tích về hiểm họa tốt hơn”, báo cáo khuyến cáo.

Tuyết Ân

» An ninh mạng: Người dùng là mắc xích trọng yếu của quy trình bảo mật

» Rủi ro bảo mật, từ cá nhân đến hệ thống

» An toàn thông tin: Các phương thức tấn công ngày càng phức tạp

» Phủ sóng Wi-Fi TP.HCM - dễ triển khai, bảo mật tốn kém

» Ngân hàng Việt Nam có thể áp bảo mật sinh trắc học cho giao dịch lớn

bài viết liên quan
TAGS
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.