Từ số báo 100 này Người Đô Thị thực hiện phương thức xuất bản mới: tổ chức bài viết đặc sắc, được tác giả viết riêng cho Người Đô Thị và chỉ đăng duy nhất trên báo giấy theo thoả thuận bản quyền với tác giả, không đăng lại trên Người Đô Thị online. Bạn đọc có nhu cầu đọc trọn vẹn báo giấy có thể tìm mua theo các cách sau:
>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0909005730
>> Danh sách các đại lý, sạp báo bán Tạp chí Người Đô Thị
NHÂN VẬT ẢNH BÌA
Miệt mài học ballet song song các lớp học tại trường quốc tế, nhận nhiều giải thưởng trong khu vực tại Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, cho đến năm 2017, ở tuổi 14, Trần Hà Nhi nhận được học bổng toàn phần 3 năm tại Học viện Ballet Kirov, Washington D.C, Mỹ...
Hà Nhi dành thời gian nghỉ học mùa Covid, về Việt Nam để tập luyện cùng các nghệ sĩ tại TP.HCM. Giữa những giờ tập luyện tại studio, Hà Nhi đã trò chuyện với Người Đô Thị về đam mê ballet bền bỉ từ tuổi lên 3 đến nay, 17 tuổi.
Bài: Trâm Anh
Ảnh: Eva Nys Photography
Bốn lý do cần thận trọng với nguồn vốn đầu tư công (PGS-TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách). Nhiều khoản chi tiêu công được phân bổ vào các lĩnh vực không giúp tăng năng suất nền kinh tế như xây tượng đài, cổng chào, khu tưởng niệm…Trong lĩnh vực đầu tư công, không phải cứ giải ngân được thì sẽ đem lại hiệu quả.
COVID-19: Vaccine và những vấn đề còn bỏ ngỏ (TS-BS. Phạm Hùng Vân, Chủ tịch Liên chi hội Vi sinh lâm sàng TP.HCM). Có nhiều trường hợp cả nhà cùng tiếp xúc với người bệnh nhưng chỉ hai vợ chồng bị lây trong khi hai con lại không? Ở nơi cách ly dù sống chung phòng nhưng chỉ có một vài người bị lây, tại sao?…
Nén chưa đủ sao? (Nguyễn Vĩnh Nguyên). Không nên tiếp tục dấn sâu thêm cái sai của quá khứ: nén thêm vào trung tâm bằng những khối nhà cao tầng, bằng các dự án bất động sản và dịch vụ hiện đại. Người dân Đà Lạt và du khách đến thành phố này cũng cần những khu thương mại khách sạn cao cấp phức hợp hiện đại, song, cần một sự bố trí hợp lý, dời ra xa trung tâm…
Theo đường hầm metro vào lòng đất Sài Gòn bốn thế kỷ (Phúc Tiến). Thật thú vị, đường nối hai nhà ga chạy dưới lòng đất chỉ dài 781m nhưng có “độ dày lịch sử” xuyên suốt bốn thế kỷ với nhiều dấu tích thăng trầm của lịch sử Sài Gòn...
Đừng để sự “luyến tiếc hộ khẩu” làm chậm tiến trình quốc gia số (Phan Sông Ngân). Nếu Chính phủ vận hành theo phương thức chính phủ điện tử, chính phủ số thì liệu có đồng bộ không khi công dân vẫn còn cầm giấy tờ, đơn xin tạm trú, xin nhập khẩu, cắt khẩu… tất tả chạy vạy, chầu chực giải quyết “xin - cho” ở các cửa?
Xa mảnh đất vườn (Khải Đơn). Bao nhiêu người trong chúng ta còn nhớ được, có thời, cà chua không mọc từ bịch nylon và rau cải không cần đeo nhãn giấy theo tiêu chuẩn quốc tế?
Người Già Chuyện: Ngửi
Chuyên đề: “Nghĩ về bảo tàng danh nhân văn hóa”
Dù vẫn còn những tranh luận về cách gọi (danh nhân văn hóa hay vĩ nhân văn hóa) nhưng xét tiêu chí đánh giá thế nào là một danh nhân văn hóa thì đến nay đã có điểm chung ở nhiều quốc gia. Đó là những con người nổi tiếng, kiệt xuất, có cống hiến lớn, tạo ra cái thiện, cái đẹp trong những lĩnh vực khác nhau, được lịch sử ghi nhận và đánh giá cao, là đại diện cho nền văn hóa dân tộc. Chính vì vậy, lưu giữ những ký ức về danh nhân văn hóa (công trình, tác phẩm, nơi ở, nơi mất…) được xem là việc cần thiết trong chuỗi các hoạt động bảo tồn văn hóa…
-Nghĩ về bảo tàng danh nhân văn hóa (Nguyễn Minh Hòa)
-Câu chuyện về “một chuyến trở về” (Lê Minh Hoan)
-Đằng nào thì cũng phải nói về một câu chuyện buồn (Nguyễn Thế Thanh)
-Ngôi nhà cuối đời của nhạc sư Vĩnh Bảo (Lê Thanh Bạch Mai)
-Nhà lưu niệm Sơn Nam: lưu giữ niềm vui giản dị sâu lắng (Địa Lam)
-Lâu đài Amboise và danh họa Leonardo da Vinci (Nguyễn Thị Hậu)
Chùm tản văn Nguyễn Ngọc Tư. Bỗng tôi ngờ rằng mình ám ảnh chuyện người đàn bà tìm đến đáy sông để giải nỗi oan, không phải vì đồng cảm với thân phận chị, mà tôi sợ mình là đứa trẻ nhận bóng làm cha…
Tưởng niệm 200 năm ngày mất thi hào Nguyễn Du (1820 - 2020): Lịch sử một câu nói (Phạm Xuân Nguyên). Đó là câu nói: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”. Ta hãy lần lại lịch sử xem vì sao ca ngợi Truyện Kiều, đề cao tiếng Việt của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, mà Phạm Quỳnh lại bị “đánh” nặng nề và dai dẳng đến vậy.
Xóm Lan Chi thời đẹp xưa (Phạm Công Luận). Hẻm Phan Văn Trị giờ trở thành con đường nhỏ với nhà cửa san sát, không còn dấu vết thửa vườn xinh xắn có trồng hoa và cây mít cây xoài của Hoàng Tấn và Nguyễn Bính từng sống…
Sự bối rối của lạc thú (Nguyễn Trương Quý). Sự khác thường của họ chính là ở chỗ, lạc thú họ nếm trải, những dục vọng họ từng có giờ đây làm nên giá trị…
Tiếng kêu của đàn cò ốc (Võ Diệu Thanh). Cò ốc là hung thần của đám ốc bươu vàng. Cái tên cò gắn với tên ốc không còn gợi cho tôi ý nghĩ do ăn nhiều mà mang danh. Đàn cò ốc mong manh ở một góc nhỏ của rừng không biết tồn tại bao lâu?
Bút ký: Cái “tổ” của loài thượng đẳng (Nguyễn Hàng Tình). Dù là loài trí tuệ thượng đẳng, nhưng khi “mất nhà” người đau hơn thú mất hang, chim mất tổ. Khi phải “đổi nhà”, “chuyển nhà” buồn như mất bản quán, người thương...
Trương Việt Anh - đa đoan cùng di sản Việt (Ngọc Hòa). Ào ào, nhanh gọn, xuề xòa nhưng rất cầu kỳ, chi tiết, nói ít, làm nhiều; liên quan toàn những thứ đao to búa lớn như cổ vật, di sản, bảo tồn, văn hóa… - đó là những nét dễ nhận khi lần đầu tiếp cận nhà sưu tập Trương Việt Anh.
Võ Việt Chung chinh phục ẩm thực chay (Nguyễn Phong Việt). NƯA Vegetarian là hành trình theo đuổi mới của nhà thiết kế Võ Việt Chung với ẩm thực chay, bên cạnh con đường thời trang anh đã tạo dựng tên tuổi suốt hơn 25 năm qua…
Dự án cộng đồng: “Thị dân sống khỏe: Đối diện ung thư”
-Ung thư tuyến giáp nguy hiểm ra sao? (Hoàng Khải). Ung thư tuyến giáp đang trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người khi thông tin gần đây cho biết bệnh này gia tăng, và có thể phát hiện ung thư chỉ qua siêu âm trong dịp khám sức khỏe định kỳ. Để trả lời chung các thắc mắc của bạn đọc, chúng tôi đã trao đổi với TS-BS. Ngô Viết Thịnh (Phó trưởng khoa Ngoại 6 - bệnh lý tuyến giáp, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM).
-Viết cho những người đang trải qua ung thư (KTS. Đỗ Nguyễn Trường Hải). Với những kết luận của bác sĩ ở thời điểm đó mình không nghĩ mình có nhiều cơ may để vượt qua được thử thách lần này, nhưng ít nhất mình phải cố gắng chứ không thể bỏ cuộc khi còn chưa bắt đầu.
-Tế bào gốc điều trị ung thư gan? (TS-BS.Nguyễn Đức Thuận, Phòng khám Tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM)
-Áp xe vú có thành ung thư? (ThS-BS.CK2. Nguyễn Thị Hương Giang, Trưởng khoa Nội 3, Bệnh viện K).
Cùng nhiều thông tin đời sống đô thị thú vị khác, Người Đô Thị số 100 với giá bán: 21.600 đồng, phát hành rộng rãi trên các sạp báo toàn quốc từ ngày 28.8.
Trân trọng mời bạn đọc,
Người Đô Thị
>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0909005730