FamilyMart ngừng đầu tư thêm tại Việt Nam vì thua lỗ

 11:02 | Thứ năm, 11/05/2017  0

Tập đoàn bán lẻ đến từ Nhật Bản FamilyMart, đơn vị sở hữu chuỗi cửa hàng tiện dụng lớn thứ hai nước này, chia sẻ đang cân nhắc việc bắt tay hai doanh nghiệp từ Trung Quốc và Thái Lan để đẩy mạnh hiện diện tại hai quốc gia này.

Liên doanh giữa các doanh nghiệp này đang nhắm tới những mảng kinh doanh tiềm năng khác ngoài chuỗi cửa hàng tiện dụng.

FamilyMart ngung dau tu them tai Viet Nam vi thua lo hinh anh 1
Theo Reuters, FamilyMart đang thua lỗ tại Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Ảnh minh hoạ: Nikkei.  

Tập đoàn FamilyMart UNY hình thành từ thương vụ sát nhập hai tập đoàn FamilyMart và UNY, trở thành doanh nghiệp sở hữu chuỗi cửa hàng tiện dụng lớn thứ hai, đứng sau Tập đoàn Seven & i Holdings, chủ sở hữu chuỗi của hàng nổi tiếng 7-Eleven.

FamilyMart UNY dự đoán lợi nhuận trong 4 năm tới sẽ tăng hơn gấp đôi, lên mức 8,79 tỷ USD từ mức 3,6 tỷ USD trong năm vừa qua.

Để thực hiện hoá mục tiêu, Chủ tịch tập đoàn, ông Koji Takayanagi, chia sẻ doanh nghiệp đã lên kế hoạch chuyển đổi các cửa hàng mang thương hiệu Circle K và Sunkus của doanh nghiệp thành cửa hàng FamilyMart có hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

Dự kiến sau chuyển đổi, các cửa hàng sẽ tăng 10-15% doanh số.

Dù các cửa hàng của FamilyMart tại Trung Quốc và Đài Loan đang sinh lời, việc kinh doanh của tại Việt Nam, Thái Lan và Indonesia liên tục thua lỗ.

"Nếu có cách nào để vực dậy việc kinh doanh, chúng tôi sẽ làm. Tuy nhiên chúng tôi không thể tiếp tục đổ thêm nguồn lực vào nữa", ông Takayanagi chia sẻ.

Đối thủ chính của hãng, chuỗi cửa hàng tiện dụng 7-Eleven đang tập trung mở rộng ra nước ngoài. Chủ tịch của FamilyMart nhận định hãng vẫn sẽ trung thành với thị trường nội địa.

"Kinh doanh trong nước dễ thành công hơn và chúng tôi biết mình cần phải làm gì", ông cho hay.

Tình trạng thiếu hụt lao động tại Nhật đang dần trở nên trầm trọng hơn, khiến các chuỗi cửa hàng tiện dụng chật vật trong việc tìm nhân viên bán hàng, nhân viên hậu cần. Ông Takayanagi cho rằng thách thức này khiến các công ty phải thích nghi và tạo đột phá.

Không chỉ gây nên thiếu hụt lao động, già hoá dân số cũng khiến thị trường tiêu thụ nội địa Nhật Bản thu hẹp. Nhiều yếu tố đang không đứng về phía FamilyMart.

"Dù tiêu thụ thực phẩm có ít đi, nếu chúng tôi đưa ra các sản phẩm có giá trị và chất lượng cao, người tiêu dùng vẫn sẽ đón nhận", Chủ tịch FamilyMart UNY khẳng định.

Ngô Minh

Theo Zing.vn, Reuters

» [Infographic] Đại chiến của các ông lớn bán lẻ mini

» Thanh tra nhiều hơn về thuế, giá các cơ sở bán lẻ có vốn nước ngoài

» “Mất” thị trường bán lẻ: 70% là… ta tự hại mình

» Thị trường bán lẻ Việt: 50% nằm trong tay người Thái?

» Đại gia Thái đầu tư vào Việt Nam: Người tiêu dùng lợi nhất, tại sao phải tẩy chay?

» Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của doanh nghiệp xuất khẩu Nhật

» Thái Lan xả kho gạo khổng lồ, gạo Việt ‘nín thở’

» Yêu cầu giải trình vụ công ty Thái Lan thâu tóm đại siêu thị Metro

» Nhìn lại chiến lược “đánh chiếm” thị trường Việt Nam thành công của Metro

» Thương vụ thâu tóm Big C lộ diện tình tiết bất ngờ

» Central Group và Nguyễn Kim chính thức sở hữu chuỗi Big C Việt Nam

» Thâu tóm thị trường bán lẻ Việt: tại sao luôn là người Thái?

» Toan tính của người Thái trong cuộc thâu tóm thị trường bán lẻ Việt Nam

» Saigon Co.op muốn mua Big C, nhưng Big C đã được bán cho Central Group

» Mua Zalora, mảng ghép nào cho Central Group ở Việt Nam?

» Alibaba chi 1 tỉ USD sở hữu 65% Lazada để mở rộng thị trường ASEAN

» Bán lẻ hiện đại: Mua tận gốc, bán tận ngọn

» [Infographic] Hệ sinh thái các 'đại gia' bán lẻ ở Việt Nam

» “Đại chiến” bán lẻ 

» Saigon Co.op vào top 200 nhà bán lẻ khu vực

» Saigon Co.op và Wilmar liên doanh đầu tư thương hiệu nước chấm Nam Dương

» Cửa hàng tiện lợi sẽ thành “bệ phóng” cho hàng hóa Nhật 

bài viết liên quan
TAGS
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.