Chính thức ra mắt SmartPOS:

SmartPay hỗ trợ 'cần câu cơm' cho tiểu thương Việt Nam

 17:10 | Thứ tư, 14/09/2022  0
Chỉ cần có giấy phép và mặt bằng kinh doanh cố định, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có thể bắt đầu sử dụng máy SmartPOS - sản phẩm được SmartPay nghiên cứu và phát triển. Đặc biệt hơn, để hỗ trợ tiểu thương trải nghiệm và làm quen với việc sử dụng SmartPOS, SmartPay dự định tung ra hàng loạt các chương trình khuyến mãi hấp dẫn trong thời gian tới...

Ngày 13.9, SmartPay tổ chức sự kiện lễ ra mắt sản phẩm SmartPOS tại TP.HCM với sự góp mặt của gần 200 khách tham dự gồm các đối tác, nhà bán hàng, phóng viên báo đài... Nhằm giúp khách tham dự hiểu rõ hơn về công ty cũng như sản phẩm SmartPOS - thiết bị thanh toán đa năng, hỗ trợ tối đa cho các nhu cầu thiết yếu của tiểu thương, SmartPay đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực và thú vị như giới thiệu sản phẩm, trải nghiệm thực hiện giao dịch với SmartPOS, sự kiện ra mắt và tiệc tối…

Những người bị 'lãng quên' giữa nền kinh tế số

Chia sẻ tại sự kiện, đại diện SmartPay cho biết các doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là “trái tim” của nền kinh tế Việt Nam, chiếm gần 70% GDP vào năm 2020. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia tiềm năng nhất khu vực Đông Nam Á, dự kiến sẽ tăng trưởng 175% vào năm 2025 để vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực (1). Số lượng giao dịch bằng tiền mặt tại Việt Nam cũng giảm rõ rệt từ 86% (2017) xuống chỉ còn 54% trong năm 2021 (2), điều này vừa là lợi thế vừa là thách thức với tiểu thương khi phải nhanh chóng chuyển mình để cạnh tranh với các chuỗi thương hiệu lớn trong làn sóng số hóa này.

Chủ tịch và là nhà sáng lập SmartPay - ông Marek Forysiak, chia sẻ: “Phân khúc 4 triệu nhà bán hàng nhỏ và vừa ở Việt Nam chiếm 50% doanh thu bán lẻ vào năm 2021, khoảng 210 tỷ USD. Trong đó doanh số các tiểu thương chiếm 100 tỷ USD. Phân khúc này vẫn tiếp tục tăng trưởng hàng năm khoảng 10%. Trong 7 năm tới, con số đó sẽ tăng từ 100 đến 200 tỷ USD".

Những người buôn bán nhỏ từng không được quan tâm vì họ tiến hành kinh doanh chủ yếu bằng tiền mặt.

Tuy tiểu thương là "trái tim" của nền kinh tế nhưng các tổ chức tài chính và dịch vụ thanh toán ở Việt Nam chưa chú trọng phục vụ hoặc chưa có giải pháp nào được đánh giá là “toàn diện” nhằm hỗ trợ nhóm đối tượng này vượt qua các thử thách để phát triển. Trong đó, thách thức lớn nhất có thể kể đến là như tìm kiếm khách hàng mới. Quan sát của SmartPay cho thấy, tiểu thương tự mày mò để quảng bá sản phẩm trên các trang thương mại điện tử hoặc mạng xã hội nhưng do hạn chế về thời gian và kỹ năng, giải pháp này khó có thể áp dụng rộng rãi.

Thách thức thứ hai là duy trì khách hàng cũ. Cụ thể, khách hàng ngày càng ưa chuộng việc thanh toán không dùng tiền mặt, các tiểu thương vốn quen với cách thức truyền thống sẽ gặp khó khăn trong việc phục vụ nhóm khách này. Ngay cả với những nhà bán hàng đã “bắt nhịp” công nghệ hiện đại vẫn sẽ cần trang bị nhiều thiết bị để áp dụng cho các hình thức thanh toán khác nhau (qua thẻ ngân hàng, qua ví điện tử, quét QR qua ứng dụng). Điều này dẫn đến việc quản lý nguồn thu bán hàng không tập trung và mất nhiều công sức.

Ngoài ra, một thách thức nữa đó là khả năng tiếp cận nguồn vốn. Với những yêu cầu phức tạp về tài sản đảm bảo và quy trình thẩm định, khả năng tiếp cận nguồn vốn kinh doanh của tiểu thương là vô cùng hạn chế.

"Nếu như trước đây, các ngân hàng lớn ở Việt Nam không để ý đến nhóm đối tượng này thì bây giờ điều đó đã thay đổi. Khi SmartPay bắt đầu tập trung vào các tiểu thương, nhiều tổ chức tài chính khác cũng đang làm như vậy vì họ nhìn thấy tiềm năng của phân khúc này. Những người buôn bán nhỏ từng không được quan tâm vì họ tiến hành kinh doanh chủ yếu bằng tiền mặt. Khi các doanh nghiệp này chuyển từ tiền mặt sang không dùng tiền mặt, họ sẽ dễ tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính tiên tiến", ông Marek Forysiak chia sẻ.

Ông Marek Forysiak, Chủ tịch SmartPay, chia sẻ tại sự kiện.

Ngay từ khi thành lập năm 2019, SmartPay đã lựa chọn hướng đi khác biệt là đồng hành cùng sự phát triển của hàng triệu tiểu thương Việt Nam. Đó là lợi thế của người tiên phong. "Khác với các tổ chức tài chính khác chúng tôi lấy tiểu thương là trọng tâm. Chúng tôi tập trung cung cấp, phát triển và thiết kế các giải pháp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi các ngân hàng và đơn vị tài chính khác phục vụ nhiều phân khúc khác nhau. Chúng tôi chỉ có một phân khúc dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó sẽ là điểm khác biệt nhất của SmartPay trong 5 năm tới”, ông Marek Forysiak nói, đồng thời chia sẻ thêm: "SmartPay không chỉ là một ứng dụng, chúng tôi đang cung cấp các giải pháp toàn diện để giúp cho tiểu thương kinh doanh tốt hơn và những sản phẩm ấy được thiết kế dành riêng cho các nhu cầu khác nhau của từng nhà bán hàng. Chúng tôi linh hoạt điều chỉnh các sản phẩm của mình bằng các dịch vụ bổ sung dành cho các nhà bán hàng vừa và nhỏ".

Chủ tịch SmartPay phân tích: “Khách hàng mục tiêu của chúng tôi là các tiểu thương, doanh nghiệp nhỏ và chủ cửa hàng tại Việt Nam mà giao dịch kinh doanh trung bình của họ dao động từ 1-2 đô la (khoảng 20.000 - 50.000 đồng). Do đó, khi chúng tôi nghĩ về lợi thế cạnh tranh của mình (điều mà tôi đã nghĩ đến từ ngày thành lập doanh nghiệp này) sẽ là: chúng tôi phải có khả năng phục vụ phân khúc này với chi phí càng gần 0 càng tốt. Các tổ chức tài chính lớn khác khó có thể xử lý các giao dịch nhỏ đó (ví dụ chỉ khoảng 5.000 - 15.000 đồng) với cùng mức chi phí mà SmartPay có thể thực hiện được. Khách hàng của chúng tôi là những người bán hàng rong, tiệm mì, những người buôn bán đồ ăn uống và cửa hàng tạp hóa.”

Chia sẻ về tham vọng chiếm lĩnh thị trường của SmartPay và việc ra mắt sản phẩm mới, ông Marek Forysiak cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi trong ba năm tới là đạt hơn 8 tỷ USD tổng giá trị giao dịch thông qua việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa kênh. Đồng thời, SmartPay kỳ vọng sẽ mở rộng đến 2,4 triệu điểm chấp nhận thanh toán, qua đó giúp cho hơn 50% dân số cả nước có thể dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ tài chính toàn diện. Để làm được điều này, chúng tôi luôn chú trọng vào việc cải tiến những sản phẩm, dịch vụ mang tính đột phá và đem lại giá trị vượt trội cho nhà bán hàng như SmartPOS – một thiết bị thanh toán đa năng chính thức ra mắt vào tháng 9.2022 với mục tiêu đáp ứng nhu cầu cho hơn 350.000 tiểu thương trong vòng 3 năm tới.”

Chủ tịch SmartPay cho biết tiếp nối hành trình giúp tiểu thương Việt “vượt sóng” nền kinh tế số, SmartPay tung ra “mảnh ghép” quan trọng với sự ra mắt của thiết bị thanh toán đa năng SmartPOS.


SmartPOS - "cần câu cơm" cho tiểu thương

Máy SmartPOS vẫn là khái niệm mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây. Ông Nguyễn Đình Nghĩa, Giám đốc kênh POS của SmartPay, cho biết trên thế giới đã có nhưng chưa quá phổ biến. Kể cả ở thị trường Việt Nam, khi đi siêu thị và ở các điểm mua sắm lớn thì các máy POS chủ yếu phục vụ cho việc thanh toán mà chưa có tích hợp nhiều tiện ích như máy SmartPOS.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổng nhu cầu thiết bị POS đến quý II.2022 là 1,2 triệu thiết bị, trong khi đó, nguồn cung chỉ khoảng 364 nghìn thiết bị. Tuy nhu cầu sử dụng máy POS rất cao, nhưng những hạn chế về nguồn cung, chi phí mua thiết bị cao hay điều kiện đăng ký sử dụng khó khăn đã khiến nhiều nhà bán hàng khó có thể tiếp cận.

Theo ông Nguyễn Đình Nghĩa, Giám đốc kênh POS của SmartPay thì nhờ tiến bộ vượt bậc của công nghệ thanh toán, người tiêu dùng ngày càng có nhiều phương thức thanh toán để lựa chọn thay cho tiền mặt, phổ biến nhất là thanh toán bằng thẻ ngân hàng. Chính vì thế, nhiều nhà bán hàng tìm đến thiết bị POS nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán không tiền mặt của khách hàng.


Ông Nguyễn Đình Nghĩa cho biết nhận thấy tiềm năng lớn của thị trường, SmartPay quyết tâm đặt mục tiêu cung ứng thành công 350.000 thiết bị SmartPOS vào năm 2025, khẳng định vị thế dẫn đầu thị trường. “SmartPOS là sản phẩm được SmartPay nghiên cứu và phát triển với mong muốn đem lại giải pháp thiết thực, giúp nhà bán hàng kinh doanh hiệu quả thông qua việc thanh toán nhanh, tiện lợi và an toàn. SmartPOS được thiết kế nhỏ gọn, phù hợp cho mọi đối tượng nhà bán hàng thuộc các ngành nghề khác nhau. Bên cạnh đó, SmartPay sẽ đảm bảo cung cấp các dịch vụ được liên tục, chú trọng công tác hỗ trợ bảo trì, bảo dưỡng để giúp cho việc bán hàng và thanh toán của nhà bán hàng không bị gián đoạn.”

Theo ông Nghĩa, những ưu điểm nổi bật và khác biệt của SmartPOS bao gồm chấp nhận tất cả các hình thức thanh toán. Theo đó, thông qua hợp tác chiến lược giữa SmartPay với các đối tác (MasterCard, VISA, NAPAS..) SmartPOS chấp nhận tất cả các loại thẻ từ hầu hết ngân hàng trong nước và quốc tế. Đồng thời tích hợp mọi phương thức thanh toán hiện đại nhất trên thị trường, như: thanh toán qua ví điện tử, quét mã QR, thanh toán chạm. Điều này giúp nhà bán hàng phục vụ nhu cầu đa dạng của khách mua, quản lý thu chi dễ dàng chỉ với 1 thiết bị duy nhất.

Hai phiên bản SmartPOS chính thức ra mắt.


Thiết bị giúp nhà bán hàng gia tăng doanh thu dễ dàng nhờ việc cung cấp cho khách hàng các dịch vụ cộng thêm như thanh toán hóa đơn (điện, nước, internet,…), nạp thẻ điện thoại, bảo hiểm, thanh toán khoản vay, trả góp 0%, mua trước trả sau được cung cấp bởi SmartPay. 

Mở ra cơ hội tiếp cận với nguồn vốn mà không cần tài sản đảm bảo với sự đồng hành của các đối tác lớn như: VP Bank, FE Credit, CIMB. Ngoài ra, nhằm hỗ trợ tiểu thương Việt tiếp cận được nhiều nguồn vốn hơn nữa, SmartPay sẽ triển khai hợp tác chiến lược với Kasikorn Bank (ngân hàng thương mại hàng đầu Thái Lan).

Điểm đặc biệt đó là thiết bị mới này dễ dàng sự dụng, phù hợp với mọi loại hình kinh doanh. Với hai phiên bản SmartPOS Mini – nhỏ gọn dễ di chuyển và SmartPOS Pro – phiên bản cao cấp hơn tích hợp tính năng in hóa đơn trực tiếp. Cả hai phiên bản SmartPOS đều được trang bị màn hình cảm ứng lớn với giao diện Android thân thiện với người dùng và giọng nói tiếng Việt thông báo tình trạng giao dịch.

SmartPOS được chứng nhận đạt chuẩn PCI-DSS cấp độ 1 – cấp độ cao nhất của tiêu chuẩn bảo mật do Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật (PCI Security Standards Council) cấp (3).

Khách tham dự trải nghiệm thực hiện giao dịch quét mã QR, thanh toán thẻ và nạp tiền điện thoại với thiết bị SmartPOS mini.


Giám đốc kênh POS của SmartPay cho biết, để đạt mục tiêu đặt ra là đưa 350.000 thiết bị SmartPOS tới tay tiểu thương, SmartPay đã nghiên cứu và nhận thấy tới quý II.2022 Việt Nam sẽ có 300.000 thiết bị POS. Một tháng, giao dịch bình quân của 1 máy POS sẽ tầm 1,6 triệu đồng và 1 tháng 1 máy POS sẽ có trung bình 134 giao dịch. "Điều này cho thấy các máy POS được đặt chủ yếu ở những cửa hàng lớn với lượng giao dịch và giá trị giao dịch khá cao. Trong khi đó, các tiểu thương thường có nhiều giao dịch buôn bán nhưng giá trị không phải quá cao. Theo nhu cầu thị trường thì để toàn bộ Việt Nam có được một hạ tầng thanh toán toàn diện thì cần khoảng 1,2 triệu máy POS nhưng chủ yếu ở hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội. SmartPay mong muốn trải dài hết 63 tỉnh thành không chỉ riêng hai thành phố lớn. Đó là lý do chúng tôi tin mình sẽ đạt được con số đặt ra. Chúng tôi làm việc với các đối tác bán lẻ và các đối tác ngân hàng, chúng tôi sẽ mở rộng và triển khai các dịch vụ của mình cho nên tới 2025, chúng tôi nghĩ mục tiêu của mình là hoàn toàn khả thi", ông Nghĩa nói.

Đại diện SmartPay cũng cho biết, chỉ cần có giấy phép và mặt bằng kinh doanh cố định, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có thể bắt đầu sử dụng máy. Đặc biệt hơn, để hỗ trợ tiểu thương trải nghiệm và làm quen với việc sử dụng SmartPOS, SmartPay dự định tung ra hàng loạt các chương trình khuyến mãi hấp dẫn trong thời gian tới. Ngoài ra, nhà bán hàng cũng không cần cam kết doanh số, không cần phải mua thiết bị mà chỉ cần trả khoản phí nhỏ để thuê thiết bị hàng tháng.

Kể từ khi thành lập vào tháng 5.2019, SmartPay lấy doanh nghiệp vừa và nhỏ làm trọng tâm, giúp họ phát triển thông qua việc cung cấp công nghệ tiên tiến, nhanh, tiết kiệm và đáng tin cậy. Năm 2021, SmartPay chú trọng phát triển nền tảng công nghệ, mở rộng hợp tác với hơn 30 ngân hàng tại Việt Nam và hỗ trợ tiểu thương ứng dụng các công nghệ thanh toán hiện đại như: quét mã QR, Chạm - thanh toán.

Tính đến tháng 7.2022, SmartPay đã hỗ trợ thành công hơn 740.000 nhà bán hàng nhỏ lẻ trên toàn quốc tiếp cận với hơn 2 triệu khách hàng là người dùng ví SmartPay và 40 triệu khách hàng đến từ các ngân hàng đã liên kết.

Đầu năm 2022, SmartPay phát triển thành công hệ sinh thái các dịch vụ giá trị gia tăng nhằm giúp tiểu thương thu hút khách và tăng thu nhập dễ dàng. Mặt khác, SmartPay còn tập trung trong việc phát triển hoàn chỉnh các giải pháp thanh toán, thúc đẩy thanh toán liên ngân hàng, giúp tiểu thương nâng cao trải nghiệm khách mua tại cửa hàng. 

Giữa năm 2022, thông qua hợp tác chiến lược với các ngân hàng và tổ chức tài chính hàng đầu tại Việt Nam như VP Bank, FE Credit, CIMB; SmartPay đem đến giải pháp hỗ trợ tài chính hiệu quả giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, tự tin mở rộng kinh doanh mà không cần tài sản thế chấp. 

Ngô Gia

___________

(1) Theo “e-Conomy Southeast Asia (SEA) Report – Roaring 20s: The SEA Digital Decade” xuất bản bởi Google, Temasek, và Bain & Company

(2) Theo số liệu khảo sát từ Statista.

(3) PCI DSS (Payment Card Indutry Data Security Standard) là tiêu chuẩn bảo mật xác lập bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật (PCI Security Standards Council) gồm các thành viên: Visa, MasterCard, American Express, Discover Financial Services, JCB International. Bao gồm 12 nhóm yêu cầu chính và hơn 100 yêu cầu chi tiết rất khắt khe, PCI DSS là một chứng chỉ tiêu chuẩn an ninh thông tin vô cùng quan trọng, được công nhận toàn cầu.

bài viết liên quan
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.