![]() |
Khu vực dự kiến xây đường hầm bên dưới sông Loei chuyển nước sông Mekong về sông Chi- Mun. |
» Miền Tây trong cơn khát - Kỳ 1: Thượng điền tích thủy hạ điền khan?
» Miền Tây trong cơn khát - kỳ 2: Pháp lý cho nguồn nước và giải pháp sống chung hạn, mặn
» Mekong - dòng sông bị bức tử
» Phỏng vấn Ngô Thế Vinh - người đi dọc 4.800km sông Mekong
Hiện tại thì ở vùng này, diện tích canh tác có hệ thống tưới tiêu chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại phụ thuộc mưa và nguồn nước tự nhiên.
Dự án chuyển nước “khủng”
Dự án tưới Kong- Loei- Chi- Mun được phát triển bởi Cục thủy lợi Hoàng gia Thái Lan (RID). Nghiên cứu khả thi được tiến hành từ năm 2008 đến năm 2012, tổng vốn đầu tư có thể lên đến 2.700 tỉ baht (tương đương 75 tỉ USD), triển khai trong vòng 16 năm chia làm 9 giai đoạn. Tên dự án được ghép từ tên 4 dòng sông: Mekong, Loei, Chi và Mun, trong đó Mun là sông nhánh của sông Chi còn sông Chi và sông Loei là hai nhánh của sôngMekong . Mục tiêu của dự án là chuyển nước từ sôngMekong vào sông Loei, đưa xuống đường hầm chuyển về chứa ở Huai Luang (tỉnh Nong Khai) và hồ chứa Uborattana (tỉnh Khon Khean). Từ hai hồ này, nước sẽ theo các kênh dẫn về sông Chi và sông Mun để tưới cho 17 tỉnh gồm 113 huyện. Theo RID, dự án, nếu được triển khai sẽ tưới khoảng 30, 6 triệu rai (tương đương 5 triệu ha) diện tích nông nghiệp. Tuy nhiên, người dân địa phương, các nhà chuyên môn và nhiều tổ chức đã tỏ ra không đồng tình với dự án vì cho rằng vốn đầu tư quá lớn, hiệu quả đem lại không tương xứng trong khi tiềm ẩn quá nhiều tác động đến môi trường, nhất là khả năng gây nhiễm mặn và thiếu nước cho các nước hạ nguồn sôngMekong . Vì thế, Chính phủ Thái Lan đã tạm ngưng dự án.
Đến tháng 10.2015, dự án đã tái khởi động, một phần nguyên nhân do tình hình hạn, thiếu nước nghiêm trọng trong lưu vựcMekong . Một công ty tư vấn thuộc RID được chọn để nghiên cứu khả thi trên cơ sở mở rộng nghiên cứu năm 2012 thêm một số vấn đề: tác động của dự án đến sôngMekong , so sánh chi phí- lợi nhuận- điều kiện ngân sách, kêu gọi đầu tư, mối quan hệ của dự án đến dân sinh… Nghiên cứu này dự kiến hoàn thành vào tháng 12- 2016, làm cơ sở để chính phủ có quyết định triển khai hay không.
Theo thuyết minh của RID, đây là một dự án tưới tự chảy (chảy từ địa hình cao xuống địa hình thấp theo sức hút của trọng lực). Thế nhưng, việc đào sâu vùng cửa sông Loei tiếp giáp với sôngMekong và xây dựng các đường hầm chứa nước dưới lòng sông cho thấy sự can thiệp của con người đối với dòng chảy chứ không còn là tự nhiên nữa. Chưa kể 5 trạm bơm được trang bị ở cửa nước Si Song Rak cũng khiến cho dư luận lo lắng về việc bơm nước cưỡng bức từ sôngMekong trong mùa khô.
Người dân lo sợ
Ngày từ đầu đường dẫn vào làng Klang, huyện Chiang Khan, tỉnh Loei chúng tôi đã thấy nhiều tấm băng rôn phản đối dự án như “Không được đặt cửa Si Song Rak ở đây”, “Người dân Ban Klang không cần cửa nước Si Song Rak”. Cửa nước Si Song Rak là một hạng mục quan trọng trong dự án Kong- Loei- Chi- Mun. Cửa nước này được tạo ra bởi việc nạo vét cửa sông Loei sâu thêm 5m, đào rộng đáy 250m và rộng mặt kênh 450 m để nước từ sôngMekong chảy vào một cách “tự nhiên”. Từ cửa nước này, dự kiến 24 đường hầm (đường kính 10 m/hầm) sẽ được xây dựng dưới đáy sông Loei để chuyển về sông Chi và sông Mun. Cửa nước Si Song Rak cũng được trang bị 5 trạm bơm để bơm nước cho những vùng địa hình cao hai bên sông Loei.
![]() |
Dự án trữ nước Vaico, Campuchia khô khốc. |
Ông Tanusien Inda, một người dân làng Klang cho biết nguyên nhân họ phản đối dự án vì không được cung cấp thông tin chính xác, rõ ràng về quy mô, mục đích dự án cũng như dân làng sẽ được chia sẻ lợi ích gì nếu có cửa nước Si Song Rak, “Nước sôngMekong đổ về nhiều như thế có nhấn chìm làng chúng tôi hay không? Năm ngoái, người của RID về làng và cho biết dự án đang trong quá trình thực hiện. Họ nói chúng tôi sẽ có thêm nước tưới cũng như giảm thiệt hại bị nước nhấn chìm nhà cửa, hoa màu khi có lũ lớn. Nhưng khi chúng tôi đề nghị cung cấp thông tin chi tiết thì họ không có phản hồi cho đến nay”, ông Tanusian kể. Dân làng cho hay, họ chủ yếu trồng cao su, khoai mì… nên không cần nhiều nước tưới. Ngược lại, cửa sông Loei là bãi đẻ của nhiều loài cá, ốc… nên vào mùa hè, phần lớn dân làng đánh bắt thủy sản mưu sinh, thu nhập từ việc này đủ để họ sống thoải mái. Do vậy, người dân lo sợ việc đào sông sẽ làm mất đi nguồn lợi thủy sản. Còn theo bà Rattiya Chuetamuean, một giáo viên mầm non, điều lo sợ nhất là người dân sẽ bị buộc phải di dời để nhường đất cho dự án, “Chúng tôi không cần tiền! Chúng tôi cần nhà và đất! Chúng tôi muốn giữ phong tục, truyền thống vì người Thái Puan đã ở đây hơn 400 năm nay”, bà Rattiya nói. Làng Klang hiện có hơn 1.000 người, họ khẳng định sẽ đấu tranh đến cùng để dừng dự án. Hiện tại dân làng Klang cấm không cho người của RID vào làng.
Từng thất bại
Chúng tôi đến gặp đại diện tại đông bắc Thái Lan của Mạng lưới sông ngòi quốc tế. Bà Phairin Sohsai, sinh ra và trưởng thành ở đông bắc Thái, tỏ ra không tin tưởng vào hiệu quả của siêu dự án tưới Kong- Loei- Chi –Mun, “Thực ra, trước dự án Kong- Loei- Chi- Mun, Cục năng lượng quốc gia từng triển khai dự án Kong- Chi- Mun cũng nhằm chuyển nước sôngMekong về lưu vực sông Chi- Mun. Nước từ sôngMekong sẽ được bơm vào các hồ chứa, sau đó dẫn về sông Chi, sông Mun.
![]() |
Khu vực ngã ba sông Loei- Mekong dự kiến sẽ được xây dựng một cửa nước để chuyển nước từ ông Mekong và sông Loei để chuyển về lưu vực sông Chi- Mun. |
Dự án có 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu triển khai từ năm 1980, khoảng năm 1995 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng. Nhưng chỉ một thời gian ngắn đã xuất hiện nhiều tác động đến môi trường, chẳng hạn nhiều bị nhiễm mặn do hiện tượng mao dẫn khi bơm nước vào… Người dân phản ứng dữ dội nên dự án cũng chấm dứt từ đó”. Bà Phairin dẫn chúng tôi đến hồ chứa Kupawapi Nong Han ở tỉnh Udon Thani, hồ chứa đầu tiên trong dự án Kong- Chi- Mun.
Ông Po Khen là người sống ở đây lâu năm và cũng từng tham gia tích cực trong việc phản đối dự án Kong- Chi- Mun. Theo ông Khen, người dân ở đây trồng lúa hoặc hoa màu vào mùa mưa, đến mùa khô họ lại làm du lịch. Hồ Kumpawapi nổi tiếng với tên gọi “Red lotus marin” (biển sen đỏ), khoảng tháng 12 đến tháng 3 là mùa sen nở nên du khách các nơi đổ về đây rất đông. “Trung bình mỗi ngày có khoảng 40- 50 chuyến đò đưa khách đi ngắm sen, giá mỗi chuyến từ 300- 500 baht. Xung quanh đây có nhiều dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ… Chúng tôi sống rất khỏe! Nhưng nếu bơm nước vào hồ sen sẽ không sống được và sẽ chẳng còn ai đến đây nữa. Chúng tôi muốn làm du lịch, không muốn trồng lúa!”, nhiều dân làng mà chúng tôi gặp quanh hồ cũng cùng suy nghĩ như ông Khen.
Bài và ảnh: Thu Sương
Bài 2: Cửu Long cạn dòng
» Quốc hội Lào phê duyệt Don Sahong trên dòng chính Mê Kông
» Cộng đồng Thái Lan đề nghị tòa án đình chỉ hợp đồng mua bán điện đập Xayaburi
» Người dân yêu cầu đối thoại trực tiếp với Chính phủ các nước lưu vực sông Mê Kông
» Pak Beng - quân cờ domino thứ ba trong chuỗi đập Mekong
» Lào sẽ xây thủy điện thứ 3 trên dòng chính Mekong đầu năm 2017
» Báo cáo tác động thủy điện trên dòng Mekong của VN: Chưa nên được công nhận
» Mekong - dòng sông bị bức tử
» “Vạn lý đường kênh” của ĐBSCL có còn phù hợp?
» Phỏng vấn Ngô Thế Vinh - người đi dọc 4.800km sông Mekong
» Nguy cơ các dòng sông Việt Nam vỡ vụn
» Thăm “hồ nước trời” mùa cạn đáy
» Thủy điện trên dòng Mê Kông: Cần đặt quyền lợi người dân lên trên các dự án
» Chưa thể chấm dứt tranh chấp khu vực bởi Don Sahong?
» ĐBSCL: sau hạn, mặn tàn khốc sẽ là mưa lũ lớn?
» Miền Tây trong cơn khát - Kỳ 1: Thượng điền tích thủy hạ điền khan?
» Miền Tây trong cơn khát - kỳ 2: Pháp lý cho nguồn nước và giải pháp sống chung hạn, mặn