Tiêu dùng thông minh thế nào khi xung quanh len lỏi những kẻ kinh doanh “ác độc”!

 12:26 | Thứ ba, 06/06/2017  0

Đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau).

Thảo luận về vấn đề an toàn thực phẩm tại Quốc hội, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng vấn đề quan trọng nhất trong quản lý nhà nước hiện nay là phải xây dựng một xã hội với những người tiêu dùng thông thái.

Theo đại biểu, chúng ta thấy người tiêu dùng đồng thời là những người lao động, sản xuất ra hàng hóa sản phẩm. Hơn ai hết, họ là người hiểu rõ những vấn đề luân lý trong từng cây rau, con lợn, con gà, kể cả sản xuất công nghiệp, họ cũng hiểu những vấn đề đó.

Ngoài đại biểu Nhưỡng, nhiều đại biểu khác cũng đồng tình với ý kiến cho rằng làm sao để bản thân người dân nhận thức, tẩy chay thực phẩm bẩn, thông minh hơn trong cách tiêu dùng.

Tuy nhiên, tranh luận lại ý kiến này, đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau) cho biết ông đã nghe rất nhiều yêu cầu người tiêu dùng phải thông minh, phải thông thái.

“Nhông hiểu khái niệm thông minh, thông thái đến cỡ nào khi xung quanh chúng ta len lỏi những người sản xuất kinh doanh rất "ác độc", cho nên tôi vẫn giữ quan điểm kỳ họp thứ hai đã đóng góp cho Bộ luật hình sự”, đại biểu nói và cho rằng cần tăng nặng hình phạt.

Ông Giang tiếp tục nói: Xin Quốc hội hãy xem điều này rất là nghiêm trọng. Qua báo cáo giám sát cho thấy giai đoạn 2011-2016 chỉ xử lý được 1 vụ hình sự cho 3 bị can trong 90 vụ, 148 bị cáo hành vi phạm tội về an toàn thực phẩm đưa ra xử lý. Tôi thấy con số này thực sự rất ít.

Trong Báo cáo giám sát của Quốc hội cũng có nêu giai đoạn 2011-2016 đã ghi nhận được 7 bệnh truyền qua thực phẩm mắc khoảng 4 triệu người, bệnh ung thư mỗi năm có khoảng 70.000 người chết và hơn 200.000 ca phát hiện mới.

Theo điều tra dịch tễ học thì có khoảng 35% ca mắc bệnh ung thư có nguồn gốc thực phẩm không an toàn và có thể phòng được.

“Như vậy, đặt ra vấn đề là mình ăn mình nhìn đâu cũng thấy không an toàn, tôi mong Quốc hội xem xét để đưa giám sát an toàn thực phẩm này để đưa vào Bộ luật hình sự sắp tới nhằm tăng cường tính răn đe hơn”, đại biểu Giang nói.

Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) cũng cho biết ông đồng quan điểm với đại Giang về vấn đề yêu cầu người tiêu dùng phải là người tiêu dùng thông thái, thông minh. 

“Tôi nghĩ rằng, nếu chúng ta đòi hỏi như thế thì người dân nghe cảm thấy rất buồn và không đồng tình. Bởi vì, tiêu dùng thông thái, thông minh tùy thuộc vào các điều kiện, các hoàn cảnh nhất định, người nông dân đói phải ăn, khát phải uống mà không có sự lựa chọn nào khác, bây giờ chúng ta đòi hỏi người tiêu dùng thông minh, thông thái thì lựa chọn như thế nào?”, đại biểu Học chất vấn.

Theo đại biểu Học, vấn đề đặt ra ở đây tôi nghĩ rằng công tác quản lý nhà nước của chúng ta trong thời gian qua tốt chưa? Vì sao có một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thật sự quan tâm đúng mức đến vấn đề an toàn thực phẩm? Vì sao công tác thanh tra, kiểm tra của chúng ta vẫn còn thụ động.

“Khi chúng ta thụ động như thế thì chúng ta không thể phát hiện ra thực phẩm của chúng ta tốt hay không tốt? Vấn đề đặt ra nữa là vì sao việc xử lý của chúng ta không nghiêm? Chỉ có 20% phát hiện có sai phạm nhưng xử lý có 20%. Như vậy, khi chúng ta làm chưa tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thì chúng ta đòi hỏi người tiêu dùng phải thông minh, thông thái là không thể đáp ứng được”, đại biểu Học nói.

N.Mạnh 

Theo BizLive

» 35% ca ung thư có nguồn gốc từ thực phẩm không an toàn

» 3 bộ cùng quản an toàn thực phẩm: Yếu kém nằm ở bộ nào là chính?

» Kiểm toán ngành y: “Cứ dính đến tiền nhà nước là có chuyện”

» PGS-TS-DS. Phạm Khánh Phong Lan: Thực phẩm bẩn hoành hành do không trị từ gốc

» Nghiêm cấm bày bán, kinh doanh 'rượu 3 không' dưới mọi hình thức

» 'Người Việt không thể có hệ miễn dịch hơn 5 lần công dân nước khác'

bài viết liên quan
TAGS
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.