Cô giáo dạy học trò khiếm thính trở thành Đại sứ E-Learning Việt Nam

 00:16 | Thứ bảy, 21/12/2019  0
Vượt qua gần 2300 bài dự thi của các thí sinh đến từ khắp ba miền đất nước, giáo viên Nguyễn Thị Phương (Trường cao đẳng sư phạm Trung ương Hà Nội), đã xuất sắc trở thành Đại sứ E-Learning Việt Nam 2019 với tác phẩm “Truyện Cây rau của Thỏ Út”, “Làm quen chữ viết tiếng Việt”, dành cho đối tượng học sinh khiếm thính.

Ngày 20.12, Công ty cổ phần tập đoàn Hương Việt phối hợp với báo Giáo dục và Thời đại tổ chức lễ trao giải “Đại sứ E-Learning Việt Nam”. Phát động từ ngày 4.9.2019 và sau hai tháng Ban tổ chức Chương trình Đại sứ E-Learning Việt Nam đã chọn ra được 6 thí sinh xuất sắc nhất trong tổng số gần 2.300 tác phẩm dự thi.

Trong đó, giải nhất của chương trình bao gồm 50 triệu đồng tiền mặt và gói hỗ trợ phát triển sự nghiệp trị giá 450 triệu.

Giáo viên Nguyễn Thị Phương – Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương trở thành Đại sứ E-Learning Việt Nam 2019.

Vượt qua gần 2.300 bài dự thi của các thí sinh đến từ khắp ba miền đất nước, giáo viên Nguyễn Thị Phương (Trường cao đẳng sư phạm Trung ương Hà Nội) đã xuất sắc trở thành Đại sứ E-Learning Việt Nam 2019 với tác phẩm “Truyện cây rau của Thỏ Út”, “Làm quen chữ viết tiếng Việt”, dành cho đối tượng học sinh khiếm thính.

Những tác phẩm của giáo viên Nguyễn Thị Phương để lại dấu ấn mạnh mẽ với Ban tổ chức không chỉ vì sự đầu tư vào bài giảng mà còn ở ý nghĩa nhân văn sâu sắc khi hướng đến 36 ngàn trẻ em khiếm thính từ 0 đến 6 tuổi.

Sáu thí sinh đoạt giải (từ trái sang phải): Đoàn Mạnh Linh (Hà Nội), Hoàng Thị Phương Thảo (Hà Nội), Ngô Thị Minh (Thái Nguyên), Nguyễn Thị Phương (Hà Nội), Hoàng Thị Phương Thảo (Thái Nguyên), Võ Mạnh Cường (Đà Nẵng), Hồ Hải Sơn (Đà Nẵng).

Bên cạnh đó, năm giải thưởng dành cho năm tác phẩm truyền cảm hứng cũng được trao cho thí sinh xuất sắc khác, gồm: Sức khỏe sinh sản những điều các em cần lưu ý (Sinh học 8) của nhà giáo Hồ Hải Sơn (Trường THCS Tây Sơn, Đà Nẵng); Kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em của nhà giáo Hoàng Thị Phương Thảo (Trường Mầm non Cẩm Lĩnh A, Hà Nội); Hình tròn (Toán học 5), của nhà giáo Võ Mạnh Cường (Trường tiểu học Nguyễn Đức Cảnh, Đà Nẵng); Would you like some milk của nhà giáo Hoàng Thị Phương Thảo và Ngô Thị Minh (Trường Tiểu học Đồng Quang, Thái Nguyên); Hai đứa trẻ (Văn học 11) của nhà giáo Đoàn Mạnh Linh (Trường THPT FPT, Hà Nội).

Được biệt chương trình “Tìm kiếm Đại sứ E-learning” sau khi phát động đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng những người dạy học khi có đến 2.600 bài dự thi (trong đó số tác phẩm dự thi hợp lệ là 2.254 bài), với tổng số thí sinh tham dự là 1.900 người đến từ hơn 40 tỉnh thành cả nước. Điều gây bất ngờ cho Ban tổ chức còn nằm ở chỗ, số bài dự thi khối phổ thông chiếm đến 95% tổng số bài tham dự. Đặc biệt hơn là trên 50% số bài dự thi đều sử dụng scorm để thiết kế bài giảng E-learning. Điều đó chứng tỏ việc sử dụng công nghệ để cải thiện việc dạy và học đã, đang thâm nhập vào trong các trường học.

Top 6 thí sinh chụp ảnh lưu niệm cùng với Ban tổ chức chương trình Tìm kiếm Đại sứ E-Learning Việt Nam.

Đại diện Ban tổ chức, ông Nguyễn Khánh Toàn – Chủ tịch Tập đoàn Hương Việt, chia sẻ: “Khi bắt đầu lên ý tưởng cho chương trình này, bản thân chúng tôi mong muốn được phổ biến công nghệ E-Learning đến thầy cô giáo trong cả nước bằng các sản phẩm và nền tảng công nghệ mới nhất mà Hương Việt phát triển riêng cho đào tạo. Chúng tôi nỗ lực thực hiện nhiều dự án để khuyến khích thầy cô giáo ứng dụng công nghệ vào giảng dạy, từ việc tổ chức các chương trình cộng đồng Tìm kiếm Đại sứ E-Learning đến các hình thức “kinh doanh 0 đồng” như biếu tặng các sản phẩm thiết kế bài giảng (Avina) và cổng đào tạo (CLS.Trade) cho các thầy cô giáo. Chúng tôi hiểu rằng, kinh doanh trước tiên phải đến từ giá trị mang lại cho cộng đồng thì mới tạo ra được nền tảng dài lâu”.

Chương trình Tìm kiếm Đại sứ E-Learning được phát động với mục đích khuyến khích những người hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, hoặc có đam mê và mong muốn phát triển trong lĩnh vực đào tạo, tận dụng khoa học công nghệ hiện đại vào giảng dạy. Từ đó, khẳng định bản thân và lan tỏa tri thức của mình đến những người học trên khắp mọi miền đất nước, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho cả người dạy và người học.

T.Văn

 

bài viết liên quan
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Xem nhiều nhất

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.